Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để thu hẹp khoảng trống giáo dục ở Đông Nam Á

Ánh Dương| 14/07/2020 10:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong những năm gần đây, công nghệ giáo dục (Edtech) phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á nhờ nền tảng lấy người học làm trung tâm, phá vỡ các rào cản về địa lý như tiếp cận cơ sở hạ tầng, trường học và thậm chí cả giao thông giúp người học có thể truy cập và học từ xa.

Tỷ lệ sử dụng Internet và điện thoại thông minh ngày càng tăng đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Edtech ở Đông Nam Á. Trên toàn cầu, thị trường Edtech được dự báo sẽ tăng trưởng 17% mỗi năm và dự kiến sẽ đạt giá trị tới 252 tỷ USD vào năm 2020.

Các công cụ kỹ thuật số như các ứng dụng, sách điện tử, trang web, câu đố, phương tiện truyền thông trực tuyến, hướng dẫn trực tuyến, video và các tài liệu khác đang mở ra một con đường mới trong giáo dục ở Đông Nam Á bằng cách cung cấp các nội dung và bài học chất lượng tới những nơi từng không thể tiếp cận.

Trong khi các công ty như HarukaEdu (Indonesia), Topica (Việt Nam) và Cialfo (Singapore) cung cấp các khóa học nâng cao, thì có nhiều công ty khác - như Taamkru (Thái Lan), Ruangguru (Indonesia) và Classruum (Malaysia) - cung cấp những bài học và hướng dẫn cho học sinh mầm non và tiểu học.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để thu hẹp khoảng trống giáo dục ở Đông Nam Á - Ảnh 1.

Các lợi ích của công nghệ giáo dục. (Nguồn: The ASEAN Post)

Edtech đặc biệt hữu ích với các nước như Indonesia, nơi có dân số gần 270 triệu người trải rộng trên hơn 17.000 hòn đảo.

TV Edukasi, hay Televisi Pendidikan Indonesia, là một đài truyền hình giáo dục thuộc sở hữu của Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia, hiện có hai kênh phát sóng cho các chương trình giáo dục trực tiếp, một cho sinh viên và một cho giáo viên và nhà giáo dục.

Rumah Belajar cũng là một cổng thông tin khác của Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia cung cấp các tài nguyên học tập theo yêu cầu cũng như phương tiện truyền thông cho giáo viên và học sinh - từ cấp độ mẫu giáo cho đến cấp trung học và cả giáo dục nghề nghiệp.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để lấp đầy khoảng trống giáo dục ở Đông Nam Á - Ảnh 1.

Học sinh làm bài kiểm tra trên máy vi tính tại một trường trung học ở Banda Aceh trong đại dịch Covid-19 (Ảnh AFP)

Theo Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu 2017 - 2018 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc, gần 260 triệu trẻ em không được đến trường vào năm 2018. Chỉ có 83% trẻ em đi học hoàn thành được chương trình tiểu học và 45% học sinh từ 15 đến 17 tuổi sẽ học xong trung học.

Ngân sách eo hẹp, thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp và giáo viên được đào tạo, điều này dẫn đến việc trẻ em không đạt được chất lượng giáo dục cần thiết để trở thành công nhân lành nghề. Cùng với đó là sự thiếu chú trọng vào việc học tiếng Anh khiến một số cộng đồng khó có thể đảm bảo kiếm được một công việc được trả lương cao.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến nhiều trường học đóng cửa, gây ảnh hưởng tới hơn 90% học sinh toàn cầu và làm cho sự chênh lệch về giáo dục ngày càng trầm trọng hơn.

"Những bài học từ quá khứ - như với Ebola - đã cho thấy rằng các cuộc khủng hoảng sức khỏe có thể khiến nhiều người bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những trẻ em gái nghèo, nhiều người trong số họ có thể không bao giờ được trở lại trường học", Tổng giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay chia sẻ.

Vấn đề này có thể thấy rõ ở các vùng nông thôn Đông Nam Á, nơi nền giáo dục còn kém phát triển và khan hiếm giáo viên đã khiến trẻ em không được hưởng nền giáo dục mà họ xứng đáng được hưởng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để lấp đầy khoảng trống giáo dục ở Đông Nam Á - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, dân số nông thôn tại các quốc gia thành viên ASEAN sẽ có tổng cộng 324,3 triệu người chiếm 47% dân số toàn khối vào năm 2025. Và, Đông Nam Á không thể từ chối những đứa trẻ này tiếp cận với nền giáo dục thích hợp. Vì như vậy sẽ có nguy cơ bỏ đi một phần lớn lực lượng lao động tiềm năng có thể đóng góp cho nền kinh tế.

Cũng theo Liên Hợp Quốc, tỷ lệ biết chữ trung bình của người lớn ASEAN (từ 15 tuổi trở lên) là 94,9%, trong khi đó Lào thì thấp hơn là 58,3%, Campuchia và Myanmar lần lượt ở mức 73,9% và 75,6%.

Edtech có thể giúp lấp đầy những khoảng trống này cũng như đáp ứng Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Auốc (SDG) 4, nhằm đảm bảo giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho đến năm 2030.

Với tất cả những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng triệt để những ứng dụng công nghệ để lấp đầy lỗ hổng trong hệ thống giáo dục Đông Nam Á và đảm bảo tất cả mọi người được hưởng lợi từ giáo dục.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để thu hẹp khoảng trống giáo dục ở Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO