Truyền thông

Đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số

Trường Thanh 08:34 07/04/2023

Theo mục tiêu đặt ra đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số; 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa hoạt động.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6/4/2023 phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Chiến lược nêu rõ: Chuyển đổi số (CĐS) báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước); 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng AI để tối ưu hóa hoạt động.

100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số.

Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 50% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.

dsc_0268.jpg
Thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí

Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật; phát triển các sản phẩm báo chí số; phát triển nền tảng số; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nền báo chí số phát triển mạnh.

Về phát triển các sản phẩm báo chí số, Chiến lược cũng nêu rõ: Triển khai thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả; phát triển sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng độc giả.

Để phát triển nền tảng số, Chiến lược đặt yêu cầu xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí; xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số (trực tuyến) và nền tảng truyền hình số (trực tuyến) quốc gia; nền tảng báo chí điện tử; Thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Đồng thời, hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử tại các cơ quan báo chí; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong CĐS lĩnh vực báo chí qua các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Giáo dục Việt Nam thời kỳ chuyển đổi số: Thực trạng, thách thức và giải pháp đột phá
    Trong nhiều thập kỷ qua, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Hệ thống giáo dục đã đạt được những thành tựu nổi bật, như tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học gần như tuyệt đối và việc duy trì sự tham gia của học sinh ở các cấp học cao hơn. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên công nghệ số, giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu cấp bách về đổi mới để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và chuyển đổi số (CĐS).
  • DeepSeek đối mặt với sự giám sát chặt chẽ tại châu Âu
    DeepSeek, chatbot AI mới nổi đến từ Trung Quốc, đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý tại châu Âu, chỉ sau một thời gian ngắn gây sốt giới công nghệ.
  • Lì xì “số”: xu hướng của Tết Nguyên đán thời đại số
    Lì xì đầu năm mới là nét đẹp truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước châu Á. Nó tượng trưng cho những lời chúc dành cho con trẻ và tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cháu đối với người lớn tuổi trong gia đình. Trong thời đại số, lì xì “số” đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia.
  • Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục trong năm 2025
    Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS) tháng 1/2025, thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.
  • Mỹ lo ngại bị "sao chép" công nghệ AI: DeepSeek có vi phạm sở hữu trí tuệ?
    Mỹ đang lo ngại mô hình DeepSeek có thể đã hưởng lợi từ một phương pháp được cho là “sao chép” những tiến bộ của các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ, được gọi là "distillation" (tạm dịch: chiết xuất).
Đừng bỏ lỡ
Đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO