Để theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt là trong hoạt động báo chí, việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho người làm báo ứng dụng trí tuệ nhân tạo phải nhanh chóng, kịp thời để thích ứng với xu thế hiện nay.
Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khuyến nghị, mỗi cơ quan báo chí cần có 3 - 4 nguồn thu, trong đó có nguồn thu từ độc giả. Các cơ quan báo chí cũng cần CĐS để tạo ra sản phẩm mới, tạo nguồn thu cho đơn vị.
Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu Cục PTTH&TTĐT tham khảo kinh nghiệm quốc tế bởi xu hướng của truyền phát thông tin truyền hình là phát nhanh và phát trên đa nền tảng, tối mới phát tin tổng hợp.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào nghiên cứu và tiếp cận công chúng trong các cơ quan báo chí có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, điều quan trọng là triển khai và quản lý AI một cách thận trọng, tuân thủ pháp luật và đạo đức, tập trung vào mục tiêu cụ thể của từng cơ quan báo chí.
Trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ hiện nay, các phương tiện truyền thông mới ra đời và khẳng định sự phát triển vượt trội của mình. Cùng với các phương tiện truyền thông truyền thống và hiện đại, podcast nổi lên như một xu hướng phát triển phù hợp với sự tiếp nhận thông tin của công chúng.
Mô hình cơ quan báo chí đa loại hình truyền thông hoặc cơ quan truyền thông đa phương tiện trở thành xu thế và sự phát triển tất yếu trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) nói chung và CĐS báo chí nói riêng.
Để chuyển đổi số (CĐS) báo chí thành công, điều cốt yếu là nguồn nhân lực. Nhân lực phải biết vận dụng công nghệ số vào thực tiễn, hành xử đồng bộ theo tư duy số mang tính hệ thống.
Truyền thông về chuyển đổi số (CĐS) và CĐS báo chí là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan báo chí. Qua truyền thông, giúp các cơ quan báo chí nhận thức sâu sắc về lợi ích, tính tất yếu của việc CĐS báo chí, từ đó thúc đẩy các cơ quan báo chí thực hiện CĐS.
Sau khi ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường độ trưởng thành chuyển đổi số (CĐS) báo chí, Bộ TT&TT đã cụ thể hóa việc hỗ trợ, giúp các cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình CĐS, từ đó xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp phù hợp để CĐS hiệu quả.
Công nghệ đã trang bị cho báo chí những khả năng mới, thay vì phục vụ đại bộ phận công chúng với một sản phẩm đồng nhất, thì nay báo điện tử đã hướng tới sự tùy chỉnh, cá nhân hóa theo nhu cầu, từ đó chinh phục các nhóm độc giả mới, phân phối nội dung hiệu quả hơn và tạo doanh thu lớn hơn.
Nhận định xu hướng phát triển của báo chí là cung cấp tri thức nhiều hơn, xuất hiện trên đa nền tảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu, quản lý báo chí cần thay đổi, hướng tới không gian mạng nhiều hơn. Cùng với đó, cần thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) báo chí nhanh hơn.
Chuyển đổi số (CĐS) báo chí là một lời giải cho đổi mới, sáng tạo (ĐMST) để cạnh tranh với các nền tảng xuyên biên giới, xuyên quốc gia, giảm sự lệ thuộc về phân phối nội dung, góp phần ngăn chặn sự xâm phạm chủ quyền quốc gia về thông tin trên không gian mạng.
Bản chất của báo chí số là sử dụng công nghệ số vận hành, đồng thời sáng tạo nội dung, sản xuất các dòng sản phẩm số, kinh doanh, phát hành trên các nền tảng số, trong một hệ sinh thái số.