Dịch vụ công trực tuyến tăng trưởng 1 tháng bằng 20 năm

Vân Anh| 20/03/2020 07:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, trong hơn 1 tháng qua, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã tăng gấp đôi, đạt 24%. Sau 20 năm phát triển Chính phủ điện tử, tỷ lệ này mới là 12%.

Theo một đại diện của Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT, tỉ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước.

Dịch vụ công trực tuyến tăng trưởng 1 tháng bằng 20 năm - Ảnh 1.

Dịch vụ công trực tuyến tăng trưởng trong 1 tháng bằng 20 năm do dịch Covid-19.

Dịch vụ công trực tuyến phải được cung cấp đến mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả, góp phần phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính toàn diện. 

"Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 càng trở nên quan trọng và cấp bách", vị đại diện Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT nhấn mạnh.

Thực tế, trong nhiều năm Việt Nam triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính đã được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh, với số lượng dịch vụ công trực tuyến được các cơ quan nhà nước cung cấp cho người dân, doanh nghiệp liên tục gia tăng. Tuy nhiên, một trong những hạn chế lớn trong phát triển Chính phủ điện tử thời gian qua là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến còn thấp, hiệu quả đạt được chưa cao. Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm ngoái, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ chỉ khoảng 12%.

Trong đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với hoạt động của lĩnh vực ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước quý I năm nay, thông tin từ Bộ TT&TT cho biết các hoạt động về phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, ngành gần như không chịu tác động nhiều từ dịch Covid-19, thậm chí còn có xu hướng được đẩy nhanh hơn do phát sinh mạnh nhu cầu trao đổi thông tin, gửi nhận văn bản trên Trục liên thông văn bản quốc gia, họp trực tuyến giữa các cấp để ứng phó với bệnh dịch. 

"Diễn biến của bệnh dịch Covid-19 khiến người lao động của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức có tâm lý e ngại, hạn chế tụ tập nơi đông người. Do đó, việc khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến là biện pháp hiệu quả giúp phòng dịch, qua đó thúc đẩy việc triển khai, sử dụng dịch vụ công trực tuyến được hiệu quả", đại diện Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT cho hay.

Đáng chú ý, tại buổi ra mắt 2 ứng dụng (app) hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 vào ngày 9/3 vừa qua, lãnh đạo Bộ TT&TT đã cho biết, cùng với sự gia tăng người sử dụng các ứng dụng hỗ trợ làm việc, đào tạo từ xa, trong hơn 1 tháng phòng dịch Covid-19, tỷ lệ sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đã tăng gấp đôi, từ 12% lên 24%. "Chúng ta đã làm Chính phủ điện tử cũng 20 năm mới giải được 12% là các dịch vụ công trực tuyến được sử dụng. Nhưng hơn 1 tháng vừa qua, tỷ lệ này đã tăng lên 24%", lãnh đạo Bộ TT&TT cho hay.

Thông tin từ Cục Tin học hóa cũng cho biết, trong thời gian qua, lượng người truy cập vào các Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến của các Bộ ngành đều tăng cao hơn.

Cũng theo cơ quan này, thực hiện vai trò điều phối phát triển Chính phủ điện tử nói chung, thúc đẩy phát triển dịch vụ công trực tuyến nói riêng, Bộ TT&TT cũng đã có nhiều hành động thiết thực nhằm tuyên truyền, thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm tránh tụ tập nơi đông người trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. 

Bộ TT&TT đã kịp thời có văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ sớm triển khai hệ thống giám sát về Chính phủ điện tử để thu thập, đo lường mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với từng địa phương, từng Bộ, ngành. "Có được những số liệu cụ thể, chúng ta mới biết được nơi nào làm tốt, nơi nào chưa tốt, mức độ hiệu quả ra sao", đại diện Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT nhấn mạnh.

Trước đó, trong trao đổi với ICTnews, nhấn mạnh giai đoạn phòng dịch Covid-19 là cơ hội thúc đẩy tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, chuyên gia Nguyễn Thế Trung chia sẻ: "Từ trước đến nay, chúng ta chỉ nhìn thấy rằng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 giúp giảm thiểu những hành vi nhũng nhiễu, đảm bảo minh bạch hơn trong quá trình phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đến nay, trong bối cảnh phải ứng phó với dịch Covid-19, các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao có thêm một sức mạnh nữa, đó là không cần tiếp xúc trực tiếp mà vẫn có thể làm được các thủ tục hành chính và nhờ đó giúp giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
  • Bưu điện hợp tác với công ty hàng đầu Hàn Quốc về công nghệ, sàn giao dịch dữ liệu
    Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Công ty DataStreams Corp (DataStreams) hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu nhằm khai thác sức mạnh dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
Đừng bỏ lỡ
Dịch vụ công trực tuyến tăng trưởng 1 tháng bằng 20 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO