DN muốn phát triển cần xây dựng, hoàn thiện bộ kỹ năng "nội bộ số"

Đỗ Minh| 26/04/2022 10:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Kỷ nguyên công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển trong không gian theo cấp số nhân, điều này đang trao quyền cho việc chuyển đổi số (CĐS).

"Đặc biệt, khi việc CĐS mạnh mẽ, thành công sẽ quyết định hệ thống sản xuất, quản trị, điều hành của doanh nghiệp (DN) sẽ đi theo hướng thông minh, tạo ra năng suất, hiệu quả, tăng trưởng kinh doanh",ông Võ Văn Thắng, Trưởng phòng giải pháp IoT công nghiệp, Công ty Công nghiệp Eco Smart nhấn mạnh tại hội thảo "Industry 4.0: Mối đe doạ, lợi ích và chiến lược" do công ty iTrainAsia, Eco Smart, Vinasa vừa phối hợp tổ chức.

Các quy trình sản xuất thông minh sẽ thay thế sản xuất truyền thống

Phân tích sâu các quan điểm của mình, ông Thắng cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ với tốc độ nhanh như vũ bão, lâu dài đang tạo ra những giá trị lợi ích lớn - đó chính là sự thay đổi để thúc đẩy sự phát triển mọi ngành, nghề, lĩnh vực, trong đó các DN không nằm ngoài ngoại lệ .

Tuy nhiên, trong cuộc thay đổi, phát triển này, không chỉ có những mặt thuận lợi mà song hành với nó chính là những thử thách, khó khăn nếu như các ngành, nghề, lĩnh vực, DN không tự chủ động để thích nghi, thay đổi, làm chủ để phát triển.

"Các DN muốn tạo ra giá trị tăng trưởng, gia tăng lợi ích cần áp dụng, thực hiện mạnh mẽ việc CĐS trong quy trình vận hành, quản lý, quản trị", ông Thắng nhấn mạnh.

DN muốn phát triển: Cần xây dựng, hoàn thiện bộ kỹ năng

Một số DN sản xuất vẫn còn chưa hiểu rõ khái niệm, bản chất của chuyển đổi CMCN 4.0

Cũng theo ông Thắng, cuộc CMCN 4.0 sẽ quyết định, thay đổi, hình thành tạo ra các mô hình công nghiệp hiện đại, ở đó các quy trình sản xuất thông minh sẽ thay thế sản xuất truyền thống.

Các mô hình sản xuất thông minh sẽ bao gồm các hệ thống hệ thống mạng lưới, được tự động hoá, kết nối thông tin thông qua các ác thiết bị máy móc, dữ liệu, ứng dụng công nghệ, nền tảng số… Tất cả vì mục tiêu đảm bảo, tạo ra hiệu quả sản xuất và vận hành kỹ thuật tối ưu.

Cũng vì sự thay đổi này, dần hình thành các mô hình: Tích hợp CNTT; làm thêm giờ/tăng ca… và điều này đang mở ra các cơ hội, xu hướng thúc đẩy các nền tảng kinh doanh số mới ra đời.

Không dừng lại ở quan điểm thấu hiểu xu hướng chung mới đó, ông Thắng còn cho rằng hiện nay, mặc dù các DN tuy đã chủ động về việc áp dụng, sử dụng công nghệ số mới trong sản xuất, kinh doanh nhưng kết quả cuối cùng thu được thực sự vẫn chưa được như mong muốn, sự kỳ vọng.

Nói rõ hơn trong quan điểm này, theo ông Thắng, phần lớn nhiều DN sản xuất vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Một số nhà máy sản xuất chưa hình dung, hiểu rõ khái niệm, bản chất của chuyển đổi CMCN 4.0; chưa biết về nguy cơ, lợi ích của kỷ nguyên CMCN 4.0; quy trình số hóa trong nhà máy thiếu sự sự tương tác, tích hợp; chưa bảo mật tốt thông tin, triển khai công nghệ điện toán đám mây (cloud); đầu tư chi phí thế nào, bắt đầu ở đâu khi thực hiện CĐS…

Do đó, để giúp DN thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển, DN cần phải: Xây dựng, hoàn thiện bản chiến lược CĐS tổng thể; nghiêm túc thực hiện, triển khai có đánh giá, báo cáo, nghiệm thu và rút kinh nghiệm, bổ sung.

Tuỳ vào đặc thù của mỗi đơn vị mà DN sẽ xây dựng, hoàn thiện bản chiến lược cụ thể khác nhau, tuy nhiên, điểm chung cần có, không thể thiếu 02 nhân tố quan trọng: Bộ kỹ năng "nội bộ số" thông qua đào tạo hoặc thu hút nhân tài; triển khai với lộ trình tiếp cận toàn diện (sử dụng các lợi thế từ công nghệ để đưa ra quyết định lâu dài, chính xác).

Việc đào tạo để nâng cao kỹ năng của nhân viên, quản lý trong xu hướng CMCN 4.0 chính là giúp họ hiểu biết sâu sắc được các giá trị, lợi ích việc đang làm, thực hiện

"Muốn làm tốt điều này, DN cần tạo điều kiện tăng cường các buổi học tập, trang bị kiến thức cho nguồn lao động hiểu lý thuyết, có cơ hội cọ sát, thực hành trên cơ sở mô hình thực thế", ông Thắng phân tích.

DN cần thông tin nhanh, quyết định nhanh để hành động nhanh

Ngoài việc các DN luôn phải thường xuyên nỗ lực, chủ động để tạo ra tầm nhìn CĐS kỹ thuật, ở quan điểm, khía cạnh khác, ông Thắng cho rằng các DN cũng cần: Lựa chọn nhà tích hợp hệ thống cung cấp giải pháp toàn diện; bắt đầu với hệ thống lõi có dạng phần mềm (module) có khả năng mở rộng giao diện và tích hợp giao thức; bắt đầu với dự án cấp độ công nghệ thấp chi phí hợp lý để có được kinh nghiệm, sự tự tin; bắt đầu chuỗi giá trị theo chiều ngang và tích hợp, phân cấp thông tin theo chiều dọc; nâng cao trình độ công nghệ từ các giải pháp đơn giản đến phức tạp.

Nhấn mạnh đến việc cần thiết nâng cao trình độ công nghệ từ các giải pháp đơn giản đến phức tạp, ông Thắng cho rằng DN áp dụng việc thu thập dữ liệu, số liệu (data acquisition), xử lý các tình huống theo thời gian thực (real time) theo dạng đồ họa, đồ thị, biểu đồ (process visualization).

Hơn nữa, DN cần thu thập, sắp xếp, phân tích dữ liệu để hỗ trợ, đưa ra quyết định xử lý vấn đề nhanh, chính xác dựa trên công nghệ máy học (machine learning).

"DN cần áp dụng, tiếp cận các phương pháp công nghệ, nền tảng số toàn diện, có hệ thồng từ dưới lên trên, đồng thời, gắn với việc tích hợp các: Công nghệ 4.0; hệ thống mạng lưới kết nối nhiều hoạt động (logistics); hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp (ERP)…", ông Thắng nhấn mạnh.

DN muốn phát triển cần xây dựng, hoàn thiện bộ kỹ năng

Các giải pháp module của Factory Brain sẽ giúp các nhà máy tối ưu quy trình sản xuất để chuyển đổi kỹ thuật số

Cũng theo ông Thắng, hiện nay Eco Smart, công ty có thế mạnh chuyên cung cấp, thiết kế các giải pháp số hóa cho các DN phát triển đang cung cấp ra thị trường sản phẩm giải pháp chuyển đổi công nghệ 4.0 mang tên Factory Brain.

Đây là sản phẩm tối ưu, được coi là hệ thống trung tâm đầu não về "Hệ thống và Giao thức - Giao diện và tích hợp", khi DN dùng sẽ đảm bảo các thông tin, dữ liệu luôn được xử lý kịp thời theo thời gian thực

"DN khi dùng sản phẩm sẽ được hỗ trợ các cải tiến về năng suất, hiệu quả để tăng khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh", ông Thắng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Factory Brain được tiếp cận dựa trên phương pháp tối ưu module có hệ thống và tích hợp, xử lý thông tin từ dưới lên, có khả năng mở rộng giao diện và tích hợp giao thức.

Các giải pháp module của Factory Brain sẽ giúp các nhà máy tối ưu quy trình sản xuất để chuyển đổi số và điều này được thưc hiện dựa trên việc: Thu thập dữ liệu; trực quan hóa dữ liệu theo thời gian thực; học máy và phân tích dự đoán; máy móc vận hành, sử dụng robot (robotics), trí tuệ nhân tạo (Al) và hệ thống tự trị (autonomous system).

"Thông tin nhanh, quyết định nhanh, hành động nhanh; giảm tối thiểu thời gian dừng máy khi có sự cố; tối ưu hiệu suất cho người lao động; giảm chi phí sản xuất (nguyên liệu, năng lượng, Utilities); cải tiến hệ thống liên tục…", ông Thắng nhấn mạnh các ưu điểm khi dùng Factory Brain./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
DN muốn phát triển cần xây dựng, hoàn thiện bộ kỹ năng "nội bộ số"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO