Doanh nghiệp hãy nhanh chóng chuyển đổi số để giảm thiểu các bài học xương máu

Nam Phong| 22/06/2021 15:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Các doanh nghiệp hãy chuyển đổi số một cách nhanh chóng với một chiến lược và lộ trình cụ thể để ứng dụng tốt các công nghệ mới. Điều đó sẽ giảm thiểu được khá nhiều bài học xương máu.

PV:Thưa ông Daniel, ông có thể chia sẻ về những giải pháp SAP đã được khai thác cho mục đích phân phối và tiêm chủng vaccine COVID-19?

Ông Daniel Laverick: Công nghệ là một trong những cột trụ vô cùng quan trọng đối với Zuellig Pharma, đặc biệt trong việc phân phối và tiêm chủng vaccine COVID-19 trong toàn khu vực châu Á. Chúng tôi cũng đã thúc đẩy chuyển đổi số, đồng thời mở rộng chuỗi kho lạnh để có thể lưu trữ và vận chuyển vaccine COVID-19 một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, với sự hợp tác của một số đối tác, chúng tôi đã xây dựng giải pháp eZVac, một giải pháp quản lý vắc xin cho phép các chính phủ và khách hàng tư nhân quản lý toàn bộ công tác phân phối và tiêm chủng vắc xin. Chúng tôi cũng phát triển ezTracker, một giải pháp được xây dựng trên nền tảng công nghệ Blockchain để truy xuất nguồn gốc và đảm bảo vaccine là vaccine thật, cũng như kiểm soát được nhiệt độ của vaccine. Việc lưu trữ vaccine ở nhiệt độ phù hợp và phân phối vaccine hiệu quả là vô cùng quan trọng, vì như các bạn cũng đã biết, có một số vaccine như Pfizer cần được lưu trữ ở nhiệt độ lạnh sâu.

PV: Những công nghệ mới như blockchain và IoT đã được Zuellig Pharma sử dụng trong giai đoạn phong tỏa hoặc gián đoạn chuỗi cung ứng như thế nào, thưa ông?

Ông Daniel Laverick: Chúng tôi mong muốn được ứng dụng những công nghệ blockchain và IoT vào quá trình tự động hóa của công ty. Khi đại dịch mới bắt đầu, chúng tôi đã xem xét và nhận thấy việc áp dụng những công nghệ này sẽ tương đối khó khăn, đặc biệt ở những quốc gia như Phillippines nơi đã áp dụng lệnh phong tỏa khá chặt. Thách thức lớn nhất với chúng tôi làm thế nào để tiếp tục thực hiện các hoạt động như kiểm soát đơn hàng và cung ứng vật tư y tế tới những nơi cần thiết. Rất may, hành trình chuyển đổi số với công nghệ SAP đã được chúng tôi triển khai từ 18-20 tháng trước đó. Nhờ vậy, chúng tôi đã xây dựng những bot số hóa và tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) trong hệ thống SAP. Đại dịch cũng đã góp phần giúp chúng tôi đẩy mạnh việc tự động hóa hơn 100 quy trình nghiệp vụ, cho phép chúng tôi duy trì hoạt động một cách trơn tru và cung cấp các sản phẩm phù hợp. Tất cả các nền tảng này đều được kết hợp với hệ thống SAP.

PV: SAP cung cấp các công cụ để phân tích cảm xúc người tiêu dùng về vaccine. Vậy Zuellig có sử dụng công cụ này trong ứng dụng eZVac không, và công cụ này sẽ được áp dụng để đánh tan sự e ngại của người dân khi tiêm vaccine như thế nào?

Ông Daniel Laverick: Chúng tôi hiện đang sử dụng công cụ này để phân tích cảm xúc nội bộ - như phân tích cảm xúc của nhân viên. Chúng tôi cũng đã có 1 nhóm đặc nhiệm về COVID-19 và nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người lao động của chúng tôi. Đối với việc ứng dụng nền tảng và công nghệ, chúng tôi đã triển khai các chatbot và các giải pháp truy xuất nguồn gốc trong thời điểm COVID-19 đê đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người lao động. Đây là thời điểm vô cùng khó khăn, nhưng những công nghệ này cho phép chúng tôi theo dõi người lao động đang hoạt động thế nào trong tổ chức, và hiểu rõ hơn nhân viên của chúng tôi đang thực hiện những quy trình liên quan tới vaccine như thế nào.

Ngoài ra, chúng tôi có thể thực hiện những phân tích đo lường cảm xúc để nắm được quan điểm về tiêm phòng vaccine của người dân ở một quốc gia, nhờ đó có thể tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin để người dân tiêm vaccine nhiều hơn và đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng sớm hơn.

PV: eZvac và EzTracker đang được ứng dụng tại các quốc gia nào, thưa ông?

Ông Daniel Laverick: Hiện tại hai ứng dụng này đã được đưa vào sử dụng tại Phillippines. Chúng tôi cũng đang trao đổi trong giai đoạn đầu với chính phủ Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan. Chúng tôi rất muốn có thể phối hợp thực hiện và triển khai các giải pháp này trong một vài tuần tới, khi chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 được thực hiện trên diện rộng.

PV: Zuellig Pharma có định hướng nào trong việc sử dụng công nghệ để giải quyết bài toán phân phối vaccine và quản lý quá trình này một cách kịp thời?

Ông Daniel Laverick: Đây là những giải pháp về mặt công nghệ có thể bổ sung cho những mô hình phân phối truyền thống của chúng ta, để việc phân phối vaccine được thuận lợi hơn. Đầu tiên là ezVac, giải pháp hỗ trợ các chỉnh phủ và công ty tư nhân quản lý vaccine cũng như quá trình phân phối, triển khai tiêm vaccine.

Ngoài ra, giải pháp của chúng tôi cho phép bệnh nhân theo dõi thông tin chi tiết về vaccine và có những báo cáo về phản ứng khi tiêm. Đây là cách mà chúng ta có thể tích hợp nhiều công nghệ vào hệ thống SAP để bổ sung và tự động hóa việc quá trình tiêm vaccine, cũng như các hoạt động hậu cần liên quan như lưu kho, vận chuyển.… một cách phù hợp.

Việc kết hợp giữa các giải pháp số hóa và hệ thống SAP sẽ mang đến một cái nhìn toàn diện như số lượng vaccine đang lưu kho ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu. Nhờ vậy, chúng ta sẽ tránh được nhiều tình trạng không mong muốn như kho hết vaccine mà không có sự chuẩn bị trước, để người dân phải chờ đợi lâu…

Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ có được một dashboard (bảng điều khiển) với đầy đủ thông tin cần thiết như bao nhiêu người đã được tiêm, thời gian tiêm, tiêm ở đâu, chỗ nào đang thiếu vaccine, làm thế nào để vận chuyển vaccine từ nơi còn dư tới nơi đang bị thiếu. Nhờ vậy chúng ta có thể đảm bảo được các bộ phận sẽ phối hợp nhịp nhàng và trơn tru.

PV: Đâu là thách thức lớn nhất đối với Zuellig Pharma trong đại dịch COVID-19? Và Zuellig Pharma đã sử dụng công nghệ để giải quyết những thách thức đó như thế nào?

Ông Daniel Laverick: Trong làn sóng COVID-19 đầu tiên, trong một thời gian rất ngắn đã có rất nhiều quốc gia áp dụng lệnh phong tỏa. Chúng tôi cần phải nghĩ ra cách để nhận và xử lý đơn hàng trong khi đội ngũ nhân viên của chúng tôi lại gặp nhiều hạn chế như không đến được văn phòng hay kho hàng. Chúng tôi phải đảm bảo các đơn hàng vẫn được xử lý theo đúng quy trình và cung cấp các sản phẩm, vật tư y tế đến những nơi cần nhất.

Doanh nghiệp hãy nhanh chóng chuyển đổi số để giảm thiểu các bài học xương máu - Ảnh 1.

Zuellig có lực lượng lao động rất lớn và nhiều quy trình vẫn được thực hiện một cách thủ công, thậm chí chúng tôi có 1 đội ngũ chuyên thu tiền mặt từ khách hàng. Khi bị phong tỏa, chúng tôi đã phải rất nhanh chóng tìm kiếm các giải pháp thanh toán mới từ tiền mặt sang online. Đây là một thách thức lớn mà chúng tôi phải vượt qua. Ngoài ra chúng tôi phải cân bằng công việc chuyển đổi số. Rất may là sau 2-3 tháng, chúng tôi đã có thể áp dụng một số giải pháp số hóa để giúp nhân viên cân bằng giữa cuộc sống và công việc, để tránh tình trạng mỏi mệt vì quá tải sau 1 thời gian dài.

PV: SAP và Zuellig Pharma tham gia phần nào trong việc phát triển, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ vaccine?

Ông Daniel Laverick: Khi Zuellig Pharma nhận phân phối dược phẩm, Zuellig Pharma tham gia toàn bộ chuỗi cung ứng. Chúng tôi có hệ thống kho bãi và kết nối với hệ thống EzVac và Eztracker, đảm bảo việc cung ứng và kiểm soát nhiệt độ xuyên suốt quá trình này. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp các giải pháp trên và trong hệ thống SAP để minh bạch hóa toàn bộ thông tin tới các nhân viên y tế tham gia quá trình tiêm chủng vaccine. Họ có thể nhìn thấy các thông tin liên quan tới vaccine đến từ đâu, khi nào được đưa vào nhà kho, khi nào sẽ đến điểm đến cuối cùng, kiểm soát về nhiệt độ như thế nào…

PV: Việt Nam đang bắt đầu ứng dụng công nghệ trong chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 trên diện rộng. Vậy việc ứng dụng công nghệ có ý nghĩa như thế nào và chúng ta nên lưu ý những điều gì khi sử dụng công nghệ để quản lý việc tiêm chủng vaccine cho người dân?

Ông Daniel Laverick: Chúng ta phải chú trọng vào vấn đề hiệu năng, đặc biệt khi hệ thống được sử dụng trên diện rộng và được ứng dụng tại 7 quốc gia. Ngoài ra, chúng ta cần xem xét đến kiến trúc giải pháp có thể hỗ trợ lượng người dùng khổng lồ hay không, vì ngày càng có nhiều người mong muốn được tiếp cận vaccine.

PV: Giải pháp SAP mà Zuellig Pharma đang vận hành có điểm gì vượt trội so với các giải pháp khác, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch?

Ông Daniel Laverick: Hệ thống SAP mà Zuellig Pharma triển khai là một trong những hệ thống SAP lớn nhất tại Châu Á, và được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây. Một trong những ích lợi lớn nhất là hệ thống có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu rất lớn. Việc vận hành trên hệ thống điện toán đám mây cho phép chúng tôi mở rộng quy mô, dễ dàng trích xuất thông tin trên nền tảng đám mây, và giải quyết trơn tru nhiều vấn đề phát sinh như số lượng người dùng tăng đột biến. Chúng tôi có rất nhiều người lao động đang làm việc tại nhà và việc vận hành hệ thống một cách trơn tru là một điểm cộng lớn.

Ngoài ra, chúng tôi đã xây dựng rất nhiều giải pháp vệ tinh xung quanh hệ thống trung tâm SAP như các giải pháp e-commerce, e-platform. Nhờ vậy, người dân sử dụng và trải nghiệm các giải pháp vệ tinh này mà không ảnh hưởng tới hệ thống SAP lõi của chúng tôi.

PV: Kế hoạch đầu tư công nghệ tiếp theo của Zuellig Pharma là gì và chúng ta sẽ hướng tới loại hình công nghệ gì và kỳ vọng là gì?

Ông Daniel Laverick: Một trong những chức năng chính của chúng tôi là số hóa các hoạt động nghiệp vụ. Chúng tôi đang nỗ lực số hóa nhiều quy trình thủ công và với sự hỗ trợ của nền tảng RPA (tự động hóa quy trình thông minh) của SAP. Có một dự án lớn hơn mà chúng tôi đang cân nhắc là triển khai nâng cấp hệ thống SAP S/4HANA trong lộ trình phát triển SAP của chúng tôi.

PV:Từ kinh nghiệm triển khai SAP của mình, ông có lời khuyên nào dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đang cân nhắc triển khai SAP?

Ông Daniel Laverick: Một trong những bài học kinh nghiệm lớn nhất là tùy chỉnh (customize) hệ thống SAP. Chúng tôi đã mất khá nhiều thời gian, nỗ lực và công sức để thực hiện việc customize các quy trình trên hệ thống SAP. Khi triển khai SAP lần đầu tiên, chúng ta thường chưa có nhiều kinh nghiệm và khả năng để xây dựng các sản phẩm xung quanh hệ thống SAP lõi, do vậy chúng ta thường sẽ muốn customize rất nhiều, trong khi đây không phải là cách hiệu quả nhất.

Do vậy, đối với các công nghệ mới, đặc biệt các công nghệ điện toán đám mây, điều quan trọng là chúng ta phải thúc đẩy các API và tính năng mới như RPA, blockchain trong hệ thống của chúng ta. Lời khuyên của tôi đối với các doanh nghiệp là hãy chuyển đổi số một cách nhanh chóng để ứng dụng các công nghệ mới, và cần phải có một chiến lược và lộ trình cụ thể. Như vậy sẽ giảm thiểu được khá nhiều bài học xương máu trong quá trình triển khai.

Xin cảm ơn ông!

Với lịch sử hình thành và phát triển gần 100 năm, Zuellig Pharma hiện là doanh nghiệp trị giá 13 tỷ đô với 13 thị trường và khoảng hơn 13.000 nhân viên. Zuellig phục vụ hơn 350.000 cơ sở y tế và làm việc với hơn 1.000 khách hàng bao gồm 20 công ty dược phẩm hàng đầu thế giới.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT bổ nhiệm Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia
    Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục An toàn thông tin được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia.
  • FPT.IDCheck: Giải pháp "tháo gỡ" bài toán xác thực định danh
    Một trong những giải pháp nổi bật đóng góp vào quá trình xây dựng kinh tế số - xã hội số của FPT đó là giải pháp chống giả mạo xác thực số FPT.IDCheck. Giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ rủi ro về giả mạo xác thực trong giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao trải nghiệm, tăng khả năng tự động hóa và sức cạnh tranh.
  • Cuộc đua xây trung tâm dữ liệu ngàn tỷ tại Việt Nam
    Trong vài năm qua, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng các trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ giúp tăng cường tính chủ động cho hạ tầng Internet, góp phần phục vụ mạnh mẽ hơn cho công tác chuyển đổi số trong nước mà còn sẵn sàng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • AI giúp giảm rủi ro, bảo vệ dữ liệu
    Các tổ chức, doanh nghiệp giờ đây có thể biết, dự đoán, ngăn chặn tình trạng mất dữ liệu trên các thiết bị được quản lý và không được quản lý thông qua việc sử dụng giải pháp AI của Fortinet.
  • Việt Nam có vị trí tốt để tham gia ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị bán dẫn
    Theo Chủ tịch Hội đồng tư vấn khu vực Đông Nam Á của Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI), từ thiết kế mạch tích hợp, lắp ráp, thử nghiệm đến đóng gói, Việt Nam đang có vị trí tốt để tham gia ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị bán dẫn.
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp hãy nhanh chóng chuyển đổi số để giảm thiểu các bài học xương máu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO