Giải pháp chuyển đổi số hữu hiệu trong công tác quản lý cán bộ

AD| 05/10/2021 15:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Chính phủ số là nhân tố quan trọng được xem như đầu tàu của đoàn tàu chuyển đổi số (CĐS) nên các cơ quan Nhà nước, chính quyền phải làm gương, là nơi CĐS trước và dẫn dắt toàn bộ tiến trình CĐS của xã hội.

"CĐS là cả một quá trình thay đổi tổng thể và mang tính chiến lược, phải xuất phát từ sự thay đổi của người lãnh đạo là thủ trưởng các đơn vị, sau đó sử dụng công nghệ để CĐS hiệu quả. Thủ trưởng đơn vị là người dẫn dắt, trực tiếp xây dựng chiến lược và quyết liệt chỉ đạo, làm gương để quyết định sự thành công cho quá trình này", ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT chia sẻ tại Hội thảo "CĐS trong công tác quản lý cán bộ công chức viên chức và thi đua khen thưởng" do Công ty CP MISA tổ chức mới đây.

CĐS là xu thế tất yếu của thời đại yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải chuyển đổi mạnh mẽ trong tất cả hoạt động quản lý nói chung và công tác quản lý cán bộ công chức viên chức (CBCCVC) và thi đua khen thưởng (TĐKT) nói riêng cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng yêu cầu cần phải chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian tới.

Chia sẻ về thực tế hoạt động CĐS ngành Nội vụ, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm CNTT, Bộ Nội vụ cho biết 4 khó khăn khi triển khai quá trình này nằm ở các vấn đề như: nhận thức, thể chế, thông tin dữ liệu và nền tảng, hạ tầng. Hiện nay, dữ liệu toàn ngành Nội vụ vẫn còn đang thiếu và chưa chính xác, chưa được cung cấp kịp thời (tức thời, theo thời gian thực); chưa có sự kết nối, tích hợp thông tin, dữ liệu thực sự giữa Bộ với ngành và địa phương.

Mục tiêu đặt ra đến năm 2030, Bộ Nội vụ sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước hoàn toàn dựa trên dữ liệu, công nghệ số, theo các quy trình tự động hóa, an toàn trên không gian mạng, nhằm cung cấp thông tin, phục vụ Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ngành Nội vụ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (DN) và người dân theo thời gian thực.

Theo ông Bình, để giải quyết các khó khăn và đạt được mục tiêu này, một công cụ nền tảng số như MISA QLCB - nền tảng quản lý CBCCVC "Make in Viet Nam", có đầy đủ hệ sinh thái đồng bộ và đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia của ngành sẽ là một giải pháp hữu hiệu.

Ông Bình đánh giá cao việc đi đầu trong phát triển nền tảng công nghệ của MISA khi liên tục cập nhật, hoàn thiện giải pháp, đáp ứng kịp thời yêu cầu chung của ngành, điển hình như việc phát triển tính năng quản lý TĐKT theo đúng quy định và yêu cầu về mặt chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực thi.

Giải pháp chuyển đổi số hữu hiệu trong công tác quản lý cán bộ - Ảnh 1.

MISA QLCB đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ mảng quản lý hồ sơ CBCCVC và theo dõi xuyên suốt quá trình biến đổi thông tin của mỗi CBCCVC.

Chia sẻ về giải pháp, ông Hồ Đức Hùng, Phó Tổng Giám đốc MISA cho biết: "MISA QLCB hợp nhất mọi nghiệp vụ quản lý CBCCVC từ quản lý hồ sơ, đánh giá xếp loại, quản lý tiền lương cho tới TĐKT. Nhờ vậy, nền tảng cung cấp dữ liệu cho lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị một cách toàn diện, đầy đủ và có báo cáo trực quan để đưa ra quyết định điều hành chính xác, kịp thời".

Trong mảng công tác TĐKT, nền tảng này đã đáp ứng đầy đủ các quy định liên quan và tự động cập nhật thành tích vào hồ sơ CBCCVC để lãnh đạo tra cứu lịch sử thành tích cá nhân, tập thể và thống kê thành tích TĐKT theo nhu cầu.

Giải pháp chuyển đổi số hữu hiệu trong công tác quản lý cán bộ - Ảnh 2.

Báo cáo thống kê cơ cấu CBCCVC của đơn vị một cách trực quan trên MISA QLCB.

Cũng chia sẻ về hiệu quả của giải pháp này, ông Tiến cho biết: "Thay vì CĐS manh mún, việc sử dụng hợp nhất tất cả nghiệp vụ trên một giải pháp như MISA QLCB sẽ giúp CĐS toàn diện và tiết kiệm hơn. Ví dụ như khâu TĐKT, cần sự kịp thời, công bằng và chính xác thì dữ liệu trên nền tảng sẽ mang tới hiệu quả rõ rệt".

Với kinh nghiệm gần 27 năm triển khai giải pháp số cùng đội ngũ gần 2.500 nhân sự toàn quốc, bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc MISA khẳng định MISA cam kết không chỉ cung cấp, mà còn đồng hành, tư vấn, triển khai thành công nền tảng cho các đơn vị để đảm bảo công tác chuyển giao hiệu quả, nhanh chóng nhất.

Sự đồng hành của các DN công nghệ Việt như MISA cùng sự quyết liệt triển khai ứng dụng công nghệ, đổi mới phương thức làm việc từ các cơ quan, ban ngành chính là tiền đề để xây dựng chính phủ số nhanh chóng, góp phần thúc đẩy tiến trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia số./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp chuyển đổi số hữu hiệu trong công tác quản lý cán bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO