Make in Vietnam

Giải pháp Việt tự tin giải bài toán cảng biển số và hướng thị trường nước ngoài

NK 01/07/2023 05:14

Theo đại diện Công ty Smarthub Logistics Technology (SLT), đơn vị này đủ tự tin để giải quyết những bài toán cảng biển số ở Việt Nam. Hiện công ty đang có kế hoạch phối hợp để đưa giải pháp này ra nước ngoài, đầu tiên là trong khu vực Đông Nam Á.

a58i2967.jpg
Ông Tạ Minh Vang: STL đủ tự tin để giải quyết những bài toán cảng biển số ở thị trường Việt Nam và đang phối hợp đưa giải pháp ra nước ngoài, đầu tiên là trong khu vực Đông Nam Á.

Tại hội nghị sơ kết công tác TT&TT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 được tổ chức ngày 30/6, chia sẻ về giải pháp cảng biển số Vietnamhub.vn, Giám đốc điều hành Công ty SLT Tạ Minh Vang cho biết, doanh nghiệp (DN) này được thành lập từ năm 2014. So với mặt bằng chung với các DN phát triển nền tảng ứng dụng, SLT là một DN còn non trẻ nhưng đã hình thành được một hệ sinh thái, đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số (CĐS) toàn diện của ngành cảng biển (Vietnam Smarthub Logistics - VSL).

Hiện nay Việt Nam đang có 145 cảng container hoạt động ở 25 địa phương. Với đặc thù yêu cầu về hoạt động, sự liên kết khối lượng hàng hóa ra vào cảng lớn. Mặc dù việc vận hành lớn nhưng do mọi hoạt động đều diễn ra theo cách thức thủ công nên gây ra những khó khăn nhất định. Dù các DN cảng biển rất quyết tâm chuyển đổi số (CĐS) nhưng vẫn gặp những vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn cho cảng biển nhờ CĐS

Đầu tiên liên quan đến kho cảng biển, trước đây, chưa có giải pháp công nghệ nội địa Việt Nam đáp ứng yêu cầu khai thác, các DN cảng chọn mua giải pháp của nước ngoài với chi phí vài trăm tỉ đồng, chưa kể chi phí duy trì, nhân lực, nâng cấp hàng năm. Đặc biệt, có những cảng biển, 1 năm tiêu tốn gần 3,5 triệu USD chỉ cho việc bảo trì. Đây là một thách thức rất lớn cả về nhân lực và tài chính.

Chưa kể, các DN trong ngành còn thiếu về nhân lực số về quản lý cảng biến, dẫn đến việc dù đã đầu tư mười mấy triệu USD nhưng vẫn không có người quản lý, vận hành công nghệ này.

Về những khó khăn, SLT đã đồng hành, đến từng cảng và hiểu được khó khăn của họ, cùng giải quyết những rào cản. Đối với hệ thống VSL, trước đây, một container xuất/nhập khẩu sẽ phải mất 185 nghiệp vụ nhưng hiện nay toàn bộ các quy trình đều được số hoá, CĐS qua một nền tảng trực tuyến. Khi hãng tàu tạo một yêu cầu (booking) thì toàn bộ cảng biển, khách hàng, chủ hàng, hải quan họ sẽ đều thừa hưởng booking đó trên cùng một nền tảng, không phải lặp lại những động tác đã thực hiện.

Ngoài ra, hệ thống còn giúp các đơn vị liên quan có thể tương tác, tra cứu thông tin trên cùng một nền tảng.

Khi ứng dụng hệ thống trên cảng biển, trước đây, một DN đầu tư hệ thống TOS (Terminal Operation System), để CĐS đầy đủ nghiệp vụ của cảng cần duy trì sử dụng khoảng 10 ứng dụng phần mềm, mỗi một phần mềm giải quyết nghiệp vụ đặc thù riêng. Ngay cả các cảng trong do cùng một Tập đoàn quản lý, việc sử dụng các giải pháp TOS khác nhau, dẫn tới việc kết nối, liên thông… giữa các cảng còn gặp nhiều khó khăn.

Với giải pháp VSL, các DN sẽ có một giải pháp đầy đủ cho cảng biển từ hệ thống TOS trước đây mua của nước ngoài cũng như các vấn đề đặc thù Việt Nam liên quan Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan… cũng được tích hợp.

Trước khi ứng dụng hệ thống VSL, khách hàng phải làm thủ tục trực tiếp mà trong dich COVID-19 vừa qua, khiến mọi hoạt động gần như tê liệt. Do đó, khi hệ thống triển khai, mọi hoạt động đăng ký đều được đưa lên môi trường trực tuyến mà vẫn có được những chứng từ có giá trị pháp lý để chia sẻ với cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, hệ thống cũng giúp các cảng xác thực container qua cổng. Công ty STL đã làm các robot xác thực container qua cổng nhờ trí tuệ nhân tạo (AI), thay vì tài xế phải chạy xuống và trao đổi với nhân viên ở cổng các giấy tờ. Nhờ đó, thời gian giảm từ 3 - 4 phút xuống còn 3 giây.

hinh-anh-giao-nhan-cong.png
Việc giao nhận cổng trước đây giao dịch trực tiếp mất 5-8 phút, với giải pháp VSL thì chỉ quét QR, xác thực bằng công nghệ AI mất 3 giây

Lưu trữ cũng là một vấn đề khiến các cảng gặp nhiều khó khăn. Trước đây, DN cảng phải dùng kho chứa giấy hàng trăm m2 báo cáo chứng từ. Nhưng giải pháp VSL cho phép lưu trữ trực tiếp trong ổ cứng của DN hoặc trên đám mây, đáp ứng thời gian trong thời gian 10 - 12 năm theo quy định lưu trữ. Tương tự, các cảng cũng đang có khoảng 80 báo cáo, chứng từ mỗi ngày. Hiện tại với VSL thì lãnh đạo có thể vào máy tính và xem theo thời gian thực.

Nếu như trước, việc tích hợp hệ thống các hãng tàu quốc tế gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi được sự hỗ trợ của Bộ TT&TT sau ngày 10/10/2022, các hãng tàu thế giới đã có sự tin tưởng vào nền tảng công nghệ Việt nên họ đã chấp nhận việc tích hợp. Đây là một bước tiến quan trọng để có đầu vào về dữ liệu từ các hãng tàu.

Tiếp theo, nhờ mô hình kinh tế chia sẻ, đã xuất hiện hình thức gọi xe đầu kéo container tương tự Grab/Uber để giúp các công ty vận tải có dư chiều về cũng như chủ hàng giảm được 20 - 25% chi phí logistics. Nhờ sự truyền thông mạnh mẽ của Bộ TT&TT, hiện nay đã có 915 đơn vị vận tải với 10.000 xe đầu kéo container, doanh thu mỗi ngày chạy trên hệ thống khoảng 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, hệ thống cũng đã tích hợp công nghệ AI như OCR (chuyển đổi từ ảnh sang văn bản) chứng minh thư/căn cước công dân, bằng lái xe, giấy tờ xe, đăng kiểm… hay tích hợp hệ thống đăng kiểm Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), xác thực thông tin xe đầu kéo, Rơ-mooc khi qua cổng Cảng giúp giảm thời gian qua cổng trung bình 5 phút xuống còn 3 giây, qua đó cũng tránh ùn tắc tại cổng.

Công ty SLT đã tích hợp dữ liệu lớn một cách chuẩn chỉnh để phục vụ thông quan quản lý nhà nước (QLNN), chia sẻ có chọn lọc những thông tin đủ để QLNN trên cảng biển.

giao-nhan-cau-tau.png
Việc giao nhận cầu tàu, trước đây công nhân kiểm soát bằng mắt thường, ghi nhận lại bằng giấy hoặc thiết bị cầm tay, nay với VSL có thể xác thực container nhập tàu, salan bằng công nghệ AI.

Lợi thế cạnh tranh từ sự am hiểu văn hoá Việt Nam

So với các đơn vị nước ngoài, STL hiểu về văn hoá Việt Nam nên những tính năng triển khai tuân thủ quy định pháp luật, thói quen của ngưởi Việt. Với những kinh nghiệm và năng lực như vậy, STL đủ tự tin để giải quyết những bài toán cảng biển số, một nền tảng chung cho các đơn vị trong ngành và phối hợp để đưa giải pháp ra nước ngoài, đầu tiên là trong khu vực Đông Nam Á.

Năm 2021, Bộ TT&TT phát hiện đưa ra bài toán, và đồng hành. Năm 2022, Bộ TT&TT đánh giá và tôn vinh VSL là giải pháp CĐS Việt Nam. Đây là một sự động viên, khích lệ to lớn từ Bộ TT&TT đối với một DN còn non trẻ như SLT. Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đã hỗ trợ kết nối với địa phương chia sẻ định hưởng về nền tảng cảng biển số mang tầm quốc gia.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT, Bộ GTVT cùng với các địa phương thúc đẩy CĐS cảng biển, phát triển kinh tế số cảng biển tại các địa phương, đóng góp chung vào phát triển kinh tế số quốc gia. Mong muốn Bộ GTVT và Bộ TT&TT tạo điều kiện hơn nữa cho SLT tham gia vào CĐS cảng biển, hướng tới giải quyết bài toán CĐS cảng biển của quốc gia.

Đối với công tác nhân lực, hiện nay, SLT đang phối hợp với trường ĐH Giao thông vận tải chi hánh TP.HCM tài trợ phòng Lab, tài liệu, hướng dẫn nhằm đào tạo thực chiến và giới thiệu việc làm cho sinh viên ngành Logistics. Công ty mong muốn được Bộ TT&TT đồng hành trong đào tạo nhân lực công nghệ, có kỹ năng thực tế, đáp ứng nhu cầu của DN./.

Bài liên quan
  • Nâng tầm hệ thống cảng biển Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập
    Hệ thống cảng biển và các dịch vụ logistics gắn với khai thác cảng biển luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong giai đoạn tới, tổng nhu cầu đầu tư hệ thống cảng biển là 398.706 tỷ đồng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Startup Việt vươn ra thế giới: Làm thế nào để tồn tại giữa vùng nước lạ?
    VinCSS vươn ra thị trường quốc tế không chỉ để phát triển kinh doanh, mà còn để học hỏi kinh nghiệm, làm tốt hơn và thu về nhiều ý tưởng mới để có thể quay về giải quyết những bài toán trong nước và đóng góp cho Việt Nam.
  • Tiếp cận về văn hóa số trong thời đại số
    Trong chiến lược chuyển đổi số, những thuật ngữ như “kinh tế số”, “xã hội số”, “văn hóa số” cũng được đề cập một cách thường xuyên, vừa như phương thức, vừa như hệ quả của sự chuyển đổi. Trong đó, thuật ngữ “văn hóa số” có lẽ là phức tạp hơn cả, cũng như bản thân sự phức tạp vốn có của văn hóa. Bài viết góp một thảo luận sâu và rộng hơn về chủ đề này, thay vì cách hiểu máy móc và đơn giản là sự chuyển dịch của văn hóa trên nền tảng số.
  • Đưa các ấn phẩm báo Xuân lên nền tảng số phục vụ bạn đọc
    Hàng trăm ấn phẩm Xuân của các báo, tạp chí Trung ương, tỉnh Thái Nguyên và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã được trưng bày, giới thiệu tại phòng đọc báo Xuân Ất Tỵ năm 2025.
  • Báo chí cách mạng Việt Nam Một thế kỷ xung trận
    Báo chí từ thời điểm khai sinh đã tự mình làm những cuộc cách mạng, tuyệt nhiên không thuần túy thực thi bổn phận bằng những cuộc rượt đuổi thụ động, lệ thuộc theo đời sống và sự kiện, mà từ đời sống và sự kiện, phản ánh và xác lập những mục tiêu cao hơn, kết nối quá khứ và tương lai bằng những bước chuyển mình đậm tính định hướng, tính thời đại.
  • Gần 1 triệu bưu gửi mỗi ngày, Bưu điện huy động tối đa mọi lực lượng giao hàng trước Tết
    Với nguyên tắc phát hết hàng hóa trong ca, trong ngày, Bưu điện Việt Nam đã chủ động bố trí lực lượng phát, bưu tá phù hợp cho từng tuyến phát, tổ chức phát hàng cả vào thứ Bảy, Chủ nhật và ngoài giờ hành chính, để đảm bảo hàng hóa được phát chính xác tới người nhận nhanh nhất.
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp Việt tự tin giải bài toán cảng biển số và hướng thị trường nước ngoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO