Hải Dương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thanh cơ sở

Trần Đình Hoạch| 15/07/2022 08:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Từ hai năm trước (2020), 2 đài truyền thanh (ĐTT) cơ sở ở Hải Dương được thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) một cách thiết thực và hiệu quả.

Theo đó, đài truyền thanh phường Trần Phú và xã Hồng Phong là 2 đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Vingroup tài trợ triển khai thí điểm hệ thống quản lý truyền thanh qua Internet. Với công nghệ này, nội dung cần truyền thanh sẽ được gửi đến máy chủ hệ thống rồi truyền lên Internet. Các cụm loa được gắn bộ thu thanh qua Internet, trong đó một thiết bị sử dụng SIM (3G hoặc 4G) để kết nối mạng. Các ĐTT còn lại chủ yếu sử dụng 2 loại công nghệ truyền thanh cũ là hữu tuyến và qua sóng FM.

Hải Dương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thanh cơ sở - Ảnh 1.

Chỉ với máy tính hoặc thiết bị di động thông minh, cán bộ truyền thanh cơ sở có thể lập lịch phát thanh tự động

Anh Đặng Xuân Tuyên, Trưởng ĐTT xã Hồng Phong (Nam Sách) chia sẻ: "Thông qua nền tảng thông minh này, cán bộ truyền thanh có thể lập lịch cho đài phát tự động một cách dễ dàng, chỉ với chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet".

Với công nghệ này, khi nhận văn bản hoặc nội dung cần tuyên truyền, cán bộ truyền thanh cơ sở sẽ truy cập tính năng biên tập nội dung trong hệ thống. Có thể lựa chọn hình thức chuyển đổi từ nội dung văn bản (dạng word) sang giọng nói hoặc thu tiếng trực tiếp thông qua micro. Sau đó chỉ cần lựa chọn ngày, giờ phát thanh để hệ thống phát tự động. Trong tình huống phát sinh, cán bộ truyền thanh có thể hủy lịch phát đã thiết lập trước đó rồi sử dụng tính năng phát trực tiếp.

Với hệ thống truyền thanh hữu tuyến trước đây, khi hỏng hoặc chập, cháy đường dây ở một điểm nào đó, hệ thống tăng âm đặt tại đài sẽ ngay lập tức bị dừng hoạt động; việc tìm điểm chập, cháy, hỏng tương đối khó khăn. Nhưng với công nghệ mới này, cụm loa nào bị hỏng, gặp sự cố sẽ được hệ thống định vị và thông báo cụ thể. Việc khắc phục, sửa chữa tiện lợi, nhanh chóng hơn.

Kể từ khi được tài trợ lắp đặt 2 mô hình điểm tại xã Hồng Phong và phường Trần Phú, nền tảng truyền thanh ứng dụng CNTT đã thể hiện rõ nhiều ưu điểm vượt trội. Không chỉ về thời gian tác nghiệp nhanh, dễ khắc phục sự cố, nhờ phương thức truyền dẫn âm thanh qua Internet, việc quản lý, kiểm soát chất lượng tín hiệu tới từng cụm loa được cải thiện rõ rệt.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng Đài Phát thanh huyện Nam Sách cho rằng đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động truyền thanh cơ sở mang lại nhiều hiệu quả. 

"Chất lượng truyền thanh được cải thiện rõ rệt theo hướng nhanh hơn, ổn định hơn. Cán bộ truyền thanh cơ sở chủ động hơn trong công tác tiếp âm cũng như quản lý nội dung truyền thanh. Chất lượng âm thanh được quản lý tới từng cụm loa cũng là ưu điểm mà công nghệ cũ khó sánh bằng", ông Ngọc cho biết.

Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình ĐTT cơ sở ứng dụng CNTT đang gặp nhiều rào cản, trong đó lớn nhất là chi phí đầu tư. Để đầu tư một cụm loa gồm cột loa, 3 loa thành phần, hệ thống thu thanh qua internet sẽ tốn khoảng 40-50 triệu đồng. Mỗi ĐTT cơ sở thường có trên 10 cụm loa, nếu đầu tư đồng bộ sẽ mất hàng trăm triệu đồng.

Yếu tố nhân lực cũng là rào cản không nhỏ khi công nghệ mới đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức, kỹ năng, biết cách xử lý những tình huống phát sinh như lỗi hệ thống, máy tính bị "treo", lỗi mạng…

Ông Phạm Huy Thắng, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: "Căn cứ theo Quyết định 135, sở sẽ tham mưu UBND tỉnh triển khai ứng dụng công nghệ trong hoạt động truyền thanh tại một số địa phương trên nguyên tắc làm ở địa phương nào sẽ đồng bộ ở địa phương đó, tận dụng tối đa các nguồn lực từ trung ương, địa phương và nguồn vốn xã hội hóa. Nghiên cứu, đầu tư theo giai đoạn, tận dụng hệ thống máy móc đã có để có thể vận hành song song với công nghệ mới"./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • DeepSeek đối mặt với sự giám sát chặt chẽ tại châu Âu
    DeepSeek, chatbot AI mới nổi đến từ Trung Quốc, đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý tại châu Âu, chỉ sau một thời gian ngắn gây sốt giới công nghệ.
  • Tăng tốc chuyển đổi sang công nghệ 5G đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới
    Theo báo cáo của Hiệp hội Viễn thông toàn cầu (GSMA), công nghệ 5G sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu hơn 930 tỷ USD vào năm 2030.
  • Hai hệ thống trụ cột góp phần chuyển đổi số Điện lực Hà Nội
    EVNHANOI, một trong 5 tổng công ty phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đang quản lý một hệ thống lưới điện lớn. Theo đó, hệ thống quản trị chăm sóc khách hàng và hệ thống quản trị nhân sự và chi trả lương tập trung đã góp phần giúp EVNHANOI hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
  • Giáo dục Việt Nam thời kỳ chuyển đổi số: Thực trạng, thách thức và giải pháp đột phá
    Trong nhiều thập kỷ qua, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Hệ thống giáo dục đã đạt được những thành tựu nổi bật, như tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học gần như tuyệt đối và việc duy trì sự tham gia của học sinh ở các cấp học cao hơn. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên công nghệ số, giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu cấp bách về đổi mới để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và chuyển đổi số (CĐS).
  • Lì xì “số”: xu hướng của Tết Nguyên đán thời đại số
    Lì xì đầu năm mới là nét đẹp truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước châu Á. Nó tượng trưng cho những lời chúc dành cho con trẻ và tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cháu đối với người lớn tuổi trong gia đình. Trong thời đại số, lì xì “số” đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia.
  • Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục trong năm 2025
    Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS) tháng 1/2025, thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.
  • Mỹ lo ngại bị "sao chép" công nghệ AI: DeepSeek có vi phạm sở hữu trí tuệ?
    Mỹ đang lo ngại mô hình DeepSeek có thể đã hưởng lợi từ một phương pháp được cho là “sao chép” những tiến bộ của các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ, được gọi là "distillation" (tạm dịch: chiết xuất).
  • Khám phá Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các dịch vụ của Google
    Chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Google đã có nhiều sáng tạo cho người dùng nhân dịp năm mới.
  • Những đột phá mạnh mẽ của Nghị quyết 57
    Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57, khoa học, công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí "đột phá quan trọng hàng đầu" với những mục tiêu cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
  • Alibaba sẽ phát hành mô hình AI vượt trội hơn DeepSeek?
    Hôm nay 29/1, công ty công nghệ Trung Quốc Alibaba đã phát hành phiên bản mới của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) Qwen 2.5, được tuyên bố là vượt trội hơn DeepSeek-V3.
Hải Dương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thanh cơ sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO