Theo đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hệ thống giao thông thông minh tạo ra nguồn dữ liệu số mới từ việc đi lại của người dân, phương tiện giao thông... để doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới gia tăng giá trị.
Trong sự phát triển, hiện đại hoá các tuyến đường bộ cao tốc, các thiết bị thông minh được áp dụng có vai trò quan trọng, góp phần nâng hiệu quả quản lý, bảo vệ sự an toàn cho người tham gia thông.
LG CNS, một công ty con của Tập đoàn LG Hàn Quốc, chuyên về cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, sẽ chịu trách nhiệm thiết kế các dịch vụ thông minh cho thủ đô mới của Indonesia, Nusantara.
Singapore đã được công nhận là một thành phố thông minh (TPTM) hàng đầu, và đang tiếp tục phát triển với tầm vóc là một trung tâm toàn cầu về đổi mới AI và ứng dụng trong thế giới thực.
Nhằm xây dựng một thành phố năng động, sáng tạo Hà Nội đã và đang quy hoạch, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến hạ tầng giao thông thông minh. Hệ thống này được kỳ vọng là bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Tại Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022 do thành phố Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức chiều 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ Việt Nam và Đà Nẵng đang ưu tiên thu hút đầu tư CNTT, hạ tầng chuyển đổi số (CĐS), chuyển đổi năng lượng xanh, các ngành đổi mới, sáng tạo…
Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho các thành phố nhưng đi kèm với đó là những rủi ro và thách thức mới từ mua sắm đến quản trị.
Trong xu thế chung của toàn thế giới, Hà Nội đang dần định hình hệ thống giao thông thông minh, chuyển đổi sang một số hoá mọi hoạt động khai thác, quản lý… hạ tầng và phương tiện giao thông.
Hiện nay, việc xây dựng thành phố thông minh (TPTM) đã và đang trở thành xu thế tất yếu của các đô thị trên thế giới. Tại Việt Nam, phát triển TPTM là phương thức quan trọng để tận dụng hiệu quả những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và hướng tới phát triển bền vững.
Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam cho biết, chuyển đổi số (CĐS) được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh trong thời kỳ mới. Vì vây, tỉnh mong muốn với thế mạnh của mình, FPT sẽ góp phần giúp Quảng Nam đi tắt đón đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) vận tải chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động kinh doanh, Công ty CP công nghệ Phenikaa MaaS đã giới thiệu gói giải pháp Smart Mobility giúp tự động hóa, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như đẩy mạnh quá trình CĐS trong DN.
Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) là nơi có hệ thống giao thông vận tải tương đối an toàn và hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên mới đây, thành phố này cho biết sẽ áp dụng thêm các công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ mang lại sự an toàn và tiện lợi hơn nữa cho người dân.
Mô hình di chuyển không tiếp xúc như cung cấp hệ thống thanh toán không chạm, mua vé qua app, hệ thống dữ liệu giúp hành khách tránh được những giờ cao điểm... đang được coi là xu thế tất yếu nhằm phục hồi hệ thống giao thông công cộng trong một thế giới “bình thường mới”.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát hành ấn phẩm báo cáo "Creating Livable Asian Cities" (Tạm dịch "Hình thành các thành phố châu Á đáng sống" đề cập đến nâng cao chất lượng cuộc sống và các cơ hội kinh tế - xã hội ở các thành phố đang phát triển nhanh của châu Á.