Diễn đàn

Hình thành doanh nghiệp công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước

Hoàng Linh 15:50 18/03/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần xây dựng Đề án hình thành các doanh nghiệp công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước để phát triển hạ tầng số, nhân lực số, dữ liệu số, công nghệ chiến lược, an toàn an ninh mạng.

toan-canh-18032025.jpg
Phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, ĐMST, CĐS và Đề án 06 sáng ngày 18/3/2025.

Chương trình cáp quang biển quốc tế sẽ đạt tiến độ trước thời hạn khoảng 2 năm

Tại phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số (CĐS) và Đề án 06 sáng 18/3, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng cho biết, với vai trò là một nhà mạng lớn, Viettel đóng góp phát triển hạ tầng để phát triển KHCN, ĐMST, CĐS và Đề án 06.

Theo đó, Viettel đăng ký tham gia 3 nội dung: Phát triển hạ tầng mạng 5G; phát triển trung tâm dữ liệu (TTDL) và cáp quang biển quốc tế.

ong-tao-duc-thang.jpg
Ông Tào Đức Thắng: Viettel đã đăng ký với Bộ KH&CN phát triển hạ tầng 5G với mục tiêu 20.000 trạm BTS 5G trong năm 2025, qua đó đẩy tốc độ chuyển tải dữ liệu hiện nay lên hơn 2,5 lần.

Viettel đã đăng ký với Bộ KH&CN phát triển hạ tầng 5G với mục tiêu 20.000 trạm BTS 5G trong năm 2025, qua đó đẩy tốc độ chuyển tải dữ liệu hiện nay lên hơn 2,5 lần.

Sau khi Nghị quyết 03 của Chính phủ ban hành, Viettel rất quyết liệt, tiến hành các thủ tục nhanh gọn, báo cáo Bộ Quốc phòng và thực hiện các thủ tục đấu thầu, dự kiến nhanh nhất tháng 8 các thiết bị sẽ về.

Với số lượng lớn thiết bị như thế, Viettel sẽ dồn tất cả nguồn lực để đưa các trạm vào phát sóng chậm nhất là tháng 12. Đây là kế hoạch về phát triển 5G. Làm được việc này, gần như là các thủ phủ từ thành phố, huyện, khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch cơ bản chúng ta đã phủ sóng 5G tốc độ cao và 4G đến vùng sâu, vùng xa.

Về TTDL lớn, tháng 4 này, Viettel sẽ làm việc với TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) để khai trương TTDL lớn, quy mô gấp 4 lần TTDL ở Khu công nghệ Hòa Lạc (Hà Nội). Phấn đấu đến năm 2026 sẽ đưa vào hoạt động TTDL lớn này cho phía Nam.

Về cáp quang biển, cuối năm 2024 đầu năm 2025, các nhà mạng đã đưa tuyến cáp quang biển quốc tế ADC vào hoạt động. Viettel đang phấn đấu 2026 tuyến thứ hai là ALC đi vào hoạt động.

Đối với tuyến Viettel tự làm, với cơ chế trong Nghị quyết 193 của Quốc hội được thông qua, có rất nhiều thuận lợi.

"Chúng tôi đang xúc tiến với đối tác Singapore, các nhà mạng Việt Nam chung nhau làm tuyến này. Khoảng năm 2027 sẽ thi công và năm 2028 đưa vào hoạt động tuyến cáp thứ 3. Chúng tôi tin tưởng chương trình cáp quang biển quốc tế sẽ đạt tiến độ trước thời hạn khoảng 2 năm”.

Chủ tịch Viettel cho biết hiện nay, việc mua sắm GPU của Mỹ rất khó khăn. "Chúng tôi mong Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao làm việc với phía Mỹ tạo điều kiện để bảo đảm khi TTDL xây dựng xong, đi vào hoạt động thuận lợi", ông Tào Đức Thắng đề xuất.

Liên quan đến cáp quang biển quốc tế, Viettel sẽ có văn bản gửi Bộ KH&CN để tháo gỡ một số khó khăn liên quan đến các nhà thầu, báo cáo Chính phủ quyết định.

Xây dựng sàn dữ liệu của Việt Nam để các công ty công nghệ, các nhà khoa học có cơ hội tiếp cận dữ liệu lớn

Cũng tại phiên họp, Tổng Giám đốc FPT IS Nguyễn Hoàng Minh, đại diện Tập đoàn FPT cho biết Tập đoàn này sẽ tư vấn và đồng hành trong việc xây dựng TTDL quốc gia.

ong-nguyen-hoang-minh.jpg
Ông Nguyễn Hoàng Minh đề xuất Ban Chỉ đạo nhanh chóng thúc đẩy xây dựng sàn dữ liệu của Việt Nam để các công ty công nghệ, các nhà khoa học có cơ hội tiếp cận dữ liệu lớn.

Thứ nhất, trong triển khai việc sáp nhập các tỉnh, việc bỏ cấp huyện gộp xã đang tạo ra nhiều nhiệm vụ về dữ liệu, ảnh hưởng đến phần mềm. “Chúng tôi đề xuất Chính phủ xây dựng một số hành lang pháp lý cụ thể hướng dẫn cho các bộ, ban, ngành địa phương có thể triển khai và kinh phí để triển khai”.

Là đơn vị CNTT, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết sẽ đồng hành với các bộ, ngành địa phương và thấy đây là việc có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ công liên tục trong quá trình chuyển đổi.

Thứ hai, FPT đề xuất Chính phủ nhanh chóng có hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 193. Hiện tại, còn khá nhiều CSDL quốc gia còn dang dở, chưa được triển khai.

FPT và cộng đồng các công ty công nghệ ở Việt Nam mong muốn nhanh chóng có hành lang pháp lý về giao những hệ thống lớn của quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo xây dựng nhanh chóng, chất lượng an toàn an ninh cho các hệ thống này.

FPT cho rằng việc này sẽ tạo cơ sở quan trọng kết nối với TTDL Quốc gia theo kế hoạch sẽ khai trương vào tháng 8 năm nay.

Thứ ba, FPT đề xuất nhanh chóng triển khai Luật Dữ liệu. Sau khi nghiên cứu, FPT nhận thấy các nước phát triển mạnh đứng đầu thế giới về AI như Mỹ và Trung Quốc đều xây dựng được hành lang pháp lý tốt, các sàn dữ liệu của họ hoạt động hiệu quả, giúp các công ty công nghệ có quyền tiếp cận, sử dụng dữ liệu lớn.

“Chúng tôi mong Ban Chỉ đạo nhanh chóng thúc đẩy xây dựng sàn dữ liệu của Việt Nam để các công ty công nghệ, các nhà khoa học có cơ hội tiếp cận dữ liệu lớn, từ đó có thể đưa ra sản phẩm AI đặc thù của Việt Nam”, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết.

Cuối cùng, đối với cộng đồng DN, FPT mong Chính phủ tiếp tục hỗ trợ DN, nhất là DN nhỏ và vừa trong CĐS.

Phối hợp đáp ứng công trình thí điểm TTDL Quốc gia

Tại phiên họp, trước các ý kiến của DN công nghệ về TTDL quốc gia, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Văn Được cho biết, TP. HCM nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của TTDL Quốc gia trong công cuộc thúc đẩy kỷ nguyên số và kiến tạo chính phủ điện tử, chính phủ số. Theo đó, Thành phố đã quyết liệt triển khai CĐS theo Đề án 06 và đã tập trung triển khai Chính quyền điện tử trên nền tảng và hạ tầng điện toán đám mây.

Đến nay, Thành phố đã vận hành ổn định các nền tảng số dùng chung và thống nhất như nền tảng tích hợp. Đồng thời, Thành phố đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 06 về đẩy mạnh số hoá các dữ liệu, giải quyết TTHC cho người dân cũng như dữ liệu về dân cư…

TP. HCM cam kết sẵn sàng về hạ tầng, nền tảng để phối hợp với các bộ, ngành Trung ương triển khai đồng bộ về hạ tầng, dịch vụ phân phối phục vụ đáp ứng công trình thí điểm TTDL Quốc gia theo kế hoạch của Chính phủ. Cụ thể, Thành phố đã triển khai kiến trúc chính quyền điện tử TP. HCM, đảm bảo tuân thủ các quy trình, kỹ thuật về lưu trữ cũng như kết nối đồng bộ và khai thác chia sẻ dữ liệu bằng nền tảng TTDL quốc gia.

Thành phố đã chuẩn hoá dữ liệu theo hướng dẫn của TTDL quốc gia, để tích hợp đồng bộ các CSDL quốc gia, từng bước hình thành kho dữ liệu tổng hợp và các kho dữ liệu dùng chung khác. Đồng thời phối hợp với TTDL quốc gia trong việc khai thác dịch vụ, phân phối, chia sẻ dữ liệu từ kho dữ liệu dùng chung của quốc gia cho TP. HCM.

Ông Nguyễn Văn Được cũng cho biết để triển khai TTDL quốc gia, Thành phố kiến nghị được tham gia, phối hợp triển khai Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia mới do Văn phòng Chính phủ và TTDL Quốc gia chủ trì.

TTDL của TP. HCM giai đoạn đến năm 2030 có vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển của Thành phố và theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 57, TP. HCM đề nghị Chính phủ chỉ đạo TTDL Quốc gia phối hợp cũng như hỗ trợ TP. HCM trong việc xây dựng TTDL tại Thành phố và tạo điều kiện để Thành phố đặt một hệ thống máy chủ dùng chung trong TTDL quốc gia để phục vụ cho công tác chia sẻ, khai thác dữ liệu dùng chung của Thành phố và của quốc gia.

Nhà mạng đẩy nhanh tăng tốc độ di động

Trước ý kiến của các DN công nghệ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng cho biết nếu như tốc độ di động của Việt Nam tăng được gấp đôi thì GDP sẽ tăng được thêm 1% vì sẽ thúc đẩy các giao dịch trên môi trường số.

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các nhà mạng VNPT và Viettel đẩy thật nhanh tiến trình này để tốc độ băng thông gấp đôi vào cuối năm, theo đó để đóng góp GDP tăng trưởng tốt.

Về mua sắm GPU của NVIDA được Viettel đề xuất, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Chính phủ cũng đang rất tập trung để tháo gỡ khó khăn này.

KHCN, ĐMST, CĐS là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu, "không làm không được"

Trước một số kiến nghị của DN công nghệ, địa phương, phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 5 quan điểm, tư tưởng chỉ đạo:

Thứ nhất, cải cách bộ máy hành chính và phát triển KHCN, ĐMST, CĐS gắn bó chặt chẽ với nhau, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, lấy người dân, DN làm trung tâm, chủ thể.

thu-tuong-pham-minh-chinh(1).jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển hạ tầng phải thông suốt, đẩy mạnh phát triển phủ sóng 5G, hệ thống cáp quang, vệ tinh, đặc biệt là CSDL.

Thứ hai, cải cách bộ máy hành chính, KHCN, ĐMST, CĐS là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu, "không làm không được".

Thứ ba, "Đảng lãnh đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi"; làm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, không nửa vời, làm việc nào ra việc đó, làm việc nào dứt việc đó.

Thứ tư, cương quyết chuyển đổi trạng thái từ bị động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) sang trạng thái chủ động, tích cực phục vụ nhân dân, DN.

Thứ năm, khen chê rõ ràng, kịp thời, đúng lúc, hiệu quả.

Đi đôi với 5 quan điểm, tư tưởng chỉ đạo là 3 công việc quan trọng: (1) Thực hiện đẩy mạnh số hóa quốc gia; (2) cắt giảm và đơn giản hóa TTHC không có giới hạn, làm càng nhiều càng tốt; (3) phát triển công dân số toàn diện. Tinh thần là "bộ máy phải tinh gọn, dữ liệu phải kết nối, quản trị phải thông minh".

Cùng với đó là 3 nhiệm vụ trọng tâm vừa trước mắt vừa lâu dài: (1) Hoàn thiện thể chế thông thoáng, trước mắt đề xuất Quốc hội dùng một luật sửa nhiều luật; (2) phát triển hạ tầng phải thông suốt, đẩy mạnh phát triển phủ sóng 5G, hệ thống cáp quang, vệ tinh, đặc biệt là CSDL; (3) các cấp, các ngành, địa phương, DN, cơ sở giáo dục và đào tạo xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực (từ bình dân học vụ số tới nâng cao, chuyên nghiệp, chất lượng cao).

Về phát triển KHCN, ĐMST, CĐS, Thủ tướng yêu cầu xây dựng và trình ban hành Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược, bao gồm phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.

Xây dựng Đề án hình thành các DN công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước để phát triển hạ tầng số, nhân lực số, dữ liệu số, công nghệ chiến lược, an toàn an ninh mạng.

Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ đầu tư phát triển công nghiệp chiến lược; xây dựng Chương trình phát triển Chính phủ số và triển khai Chính phủ không giấy tờ và thực hiện chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

Đồng thời đưa TTDL quốc gia đi vào hoạt động trong năm 2025, các bộ ngành, địa phương xây dựng CSDL của mình; sớm mở sàn giao dịch dữ liệu số; đẩy mạnh phát triển hệ thống truyền dẫn dữ liệu qua vệ tinh; cáp quang băng thông rộng tốc độ cao…/.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • UNDP khuyến nghị các quốc gia khai thác AI nâng Chỉ số Phát triển con người
    Với chính sách phù hợp và sự tập trung vào con người, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành cầu nối đến với tri thức, kỹ năng và ý tưởng mới, giúp trao quyền cho mọi người, từ người nông dân đến các chủ doanh nghiệp nhỏ.
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Các giải pháp kỹ thuật phần mềm xanh
    Khi các hệ thống máy tính trở nên phổ biến, nhu cầu về các tài nguyên máy tính đòi hỏi năng lượng điện để chạy ngày càng tăng và góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon. Những lượng khí thải này liên quan đến việc sử dụng, phát triển và triển khai phần mềm trên các hệ thống máy tính. Kỹ thuật phần mềm xanh là con đường phía trước để hạn chế lượng khí thải nhà kính không kiểm soát được của ngành công nghệ.
  • Cách tìm hiểu nhà cung cấp AI có rủi ro bảo mật hay không
    Nếu nhà cung cấp AI thiếu các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản sẽ gây ra rủi ro.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
  • Taxi robot Trung Quốc "bắt tay" Uber cung cấp dịch vụ tại Trung Đông
    Theo tuyên bố, quan hệ đối tác sẽ giúp cả hai bên khám phá các thị trường mới tại Trung Đông và các thị trường quốc tế khác.
Hình thành doanh nghiệp công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO