Truyền thông

Hợp tác song phương Việt Nam – UAE: nhiều nguồn lực và cơ hội

P.V 22:00 19/10/2023

Hiện nay, UAE đang nằm trong nhóm đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông. Hai nước còn nhiều tiềm năng và dư địa để tiếp tục mở rộng, phát triển hợp tác.

Thời gian qua, nhờ tăng cường hợp tác thương mại, quy mô thương mại hai chiều được duy trì ổn định ở mức 5 tỷ USD mỗi năm (từ năm 2019 đến nay). Việt Nam đang nằm trong top 10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của UAE và UAE là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Chính phủ UAE cũng luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

viet-nam-va-uae-huong-toi-kim-ngach-thuong-mai-song-phuong-10-ty-usd20220912134914.9249980.jpg
Quy mô thương mại của hai nước được duy trì ổn định ở mức 5 tỷ USD.

Trong lĩnh vực đầu tư, các doanh nghiệp hai nước đã có dự án đầu tư trên lãnh thổ của nhau ở nhiều lĩnh vực. Tính lũy kế đến hết tháng 8/2023, UAE đứng thứ 43 trong 148 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam, với tổng số 38 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 71 triệu USD.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam có 5 dự án đầu tư còn hiệu lực tại UAE với tổng vốn đăng ký hơn 1,8 triệu USD. Ngoài ra, hợp tác hai bên trong các lĩnh vực khác như an ninh, vận tải và logistics, thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo, lao động, giáo dục, văn hóa và du lịch… đã có nhiều khởi sắc.

Hai nước còn nhiều tiềm năng và dư địa để tiếp tục mở rộng, phát triển hợp tác, nhất là trong bối cảnh hai bên đang tích cực thúc đẩy đàm phán, sớm ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện.

Để nắm bắt các cơ hội đẩy mạnh hơn nữa hợp tác song phương, hai bên sẽ tích cực thúc đẩy hoạt động trao đổi Đoàn các cấp, nhất là Đoàn cấp cao và tiếp tục tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ để rà soát, kiện toàn khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực như Hiệp định Kinh tế toàn diện; Hiệp định về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan; Hiệp định về dẫn độ; Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù; Nghiên cứu cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng tiềm năng như sản xuất hóa chất, phân bón, dệt may và giày dép, công nghiệp điện tử và cơ khí, ô tô, năng lượng...

Cùng với đó, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước tăng cường đầu tư và hợp tác trong các lĩnh vực như bưu chính, viễn thông và chuyển đổi số, logistics, văn hóa, du lịch...

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ba điểm nghẽn lớn cản trở chuyển đổi số của tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể
    ‏Thấu hiểu ba điểm nghẽn lớn cản trở quá trình chuyển đổi số của tiểu thương bao gồm thiếu công cụ, thiếu dữ liệu và khó tiếp cận tín dụng, MoMo đã xây dựng bộ giải pháp số hoá toàn diện, giúp tháo gỡ những nút thắt này.‏
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
Đừng bỏ lỡ
Hợp tác song phương Việt Nam – UAE: nhiều nguồn lực và cơ hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO