Hưng Yên nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính

T.H| 16/09/2021 09:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Thực hiện chương trình Cải cách hành chính (CCHC) nhằm hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước. Thời gian qua, UBND tỉnh Hưng Yên đã từng bước đổi mới các nội dung, hình thức chỉ đạo thực hiện chương trình CCHC cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra của Trung ương và của tỉnh.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính cấp xã

Thời gian qua, công tác CCHC cấp xã được xem là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Hưng Yên. Hoạt động CCHC cấp xã đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức khi giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) ở cấp cơ sở.

Với mục tiêu "Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo CCHC", thời gian qua, 161 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực CCHC, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã chủ động rà soát, kịp thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền bãi bỏ những thủ tục chồng chéo không cần thiết; nơi làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được bố trí ngăn nắp; quy trình, thủ tục được niêm yết công khai; cán bộ trực bộ phận "một cửa" là những người có năng lực, trình độ.

Bà Trịnh Thị Tuyết, phường Quang Trung (thành phố Hưng Yên) nhận xét: "Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả niềm nở, nhiệt tình; xử lý công việc nhanh gọn, bảo đảm đúng quy trình và hiệu quả. Đặc biệt, cán bộ luôn lắng nghe những ý kiến, kiến nghị của người dân để kịp thời sửa đổi, hoàn thiện bản thân".

Công tác CCHC cấp xã ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Cơ chế "một cửa", "một cửa" liên thông được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm giải quyết đúng thẩm quyền đối với từng loại TTHC. Đến nay, 161/161 xã, phường, thị trấn thực hiện mô hình một cửa, cấp xã thực hiện 168 TTHC. 100% UBND cấp xã triển khai, ứng dụng hiệu quả hệ thống một cửa điện tử và chữ ký số trong gửi và nhận văn bản điện tử.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC cấp xã đã góp phần bảo đảm an toàn, nhanh, tiện lợi trong các giao dịch điện tử, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tạo bước đột phá trong CCHC, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, chuyên nghiệp hóa nền hành chính.

Hưng yên nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính - Ảnh 1.

Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hưng Yên.

Một số kết quả nổi bật

Hiện nay, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh là 1.697 TTHC, trong đó, cấp tỉnh là 1.265 thủ tục, cấp huyện là 271 thủ tục và cấp xã là 161 thủ tục. Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã đã thực hiện công khai các TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết trên Cổng/Trang thông tin điện tử của đơn vị theo quy định với hình thức chủ yếu là tra cứu trên thiết bị điện tử (đối với cấp tỉnh, cấp huyện), bảng gắn trên tường, bảng trụ xoay hoặc bảng di động (đối với cấp xã) và nhiều hình thức khác.

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh có nhiều bước tiến vượt bậc, 100% Bộ phận Một cửa của các cơ quan, đơn vị được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, việc giải quyết hồ sơ TTHC thực hiện trên phần mềm một cửa, quá trình giao dịch hồ sơ TTHC được giám sát thông qua hệ thống camera quan sát.

Tỉnh đã thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công (nay là Trung tâm phục vụ hành chính công và Kiểm soát TTHC tỉnh Hưng Yên) và bố trí đầy đủ các điều kiện cần thiết (trụ sở, nhân sự và trang thiết bị, máy móc, tài sản); 161/161 xã, phường, thị trấn đã kiện toàn Bộ phận Một cửa hiện đại. Đến nay, tổng số 1697/1697 (đạt 100%) TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa; 101 TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. Đã phê duyệt 378 quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; 72 quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện; 15 quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.

Đã hoàn thành việc tích hợp, kết nối Cổng dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh để áp dụng thống nhất trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch quy trình giải quyết TTHC gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Cổng dịch vụ công tỉnh đã được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia và sử dụng chung hệ thống xác thực của Cổng dịch vụ công quốc gia; 100 % đơn vị sử dụng phần mềm Một cửa điện tử ( tỉnh là 188 đơn vị, gồm có 17 sở, ban, ngành tỉnh; 10 UBND cấp huyện; 161 UBND cấp xã); hồ sơ TTHC được đảm bảo tiếp nhận và xử lý chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả.

Tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam triển khai các nội dung hợp tác về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn.

Các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã đã có mạng nội bộ (LAN), kết nối đến mạng truyền số liệu chuyên dùng nội bộ tỉnh (WAN), đáp ứng được nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh với các hệ thống thông tin quốc gia. 100% mạng LAN của các cơ quan, đơn vị được kết nối mạng Internet để phục vụ việc khai thác, xử lý thông tin, xử lý công việc trên môi trường mạng; 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện và trên 90% cán bộ, công chức cấp xã được trang bị máy tính; văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử có ký số trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh giữa các cơ quan nhà nước (có sử dụng phần mềm quản lý văn bản điều hành) đạt trên 98% (trừ văn bản mật).

Bên cạnh đó, tỉnh đã chú trọng thực hiện tốt việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy của 09 sở, ngành (giảm 01 chi cục, 14 phòng thuộc sở, ngành và chi cục); sắp xếp lại 04 chi cục thuộc sở (giảm 05 phòng); giảm 17 đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 60 khoa, phòng, đơn vị tương đương khoa, phòng và 07 trạm y tế cấp xã.

UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện sáp nhập các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập ở những xã, phường, thị trấn có từ 02 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 02 trường trung học cơ sở trở lên (giảm 14 trường); sáp nhập trường tiểu học với trường trung học cơ sở thành trường tiểu học và trung học cơ sở (giảm 21 trường); sáp nhập 38 thôn, tổ dân phố để thành lập mới 19 thôn, tổ dân phố). Thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2015 - 2020, đã giảm 168 biên chế công chức (đạt tỷ lệ 9.14%) và giảm 2.038 biên chế sự nghiệp (đạt tỷ lệ 9.13%). Ngoài ra, tỉnh còn quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức (CBCCVC), cải cách tài chính công.

Mặc dù thời gian thực hiện theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" chưa lâu, song với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, chất lượng, thời gian và hiệu quả giải quyết công việc của các tổ chức, doanh nghiệp và công dân khi có yêu cầu đều được đáp ứng kịp thời đã góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính (Par Index); chỉ số hài lòng về phục vụ hành chính (SIPAS)… tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Có thể khẳng định, những kết quả đạt được trong công tác CCHC của tỉnh Hưng Yên thời gian quan đã có tác động tích cực, tạo chuyển biến quan trọng, làm thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, các cơ quan, doanh nghiệp và công dân trong quá trình thực hiện CCHC, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội; lành mạnh, dân chủ hóa đời sống xã hội, giảm phiền hà đối với các cơ quan, doanh nghiệp và công dân.

Bài liên quan
  • Vĩnh Long cải cách hành chính hướng tới sự nghiệp đổi mới
    Hiện nay trên toàn tỉnh Vĩnh Long công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời và thường xuyên. Qua đó, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của các cơ quan đơn vị đã góp phần thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ cải cách hành chính đã đề ra.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Hưng Yên nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO