Indonesia đẩy mạnh số hóa dịch vụ công với siêu ứng dụng

AD| 14/07/2022 19:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Chính phủ Indonesia đang đẩy nhanh quá trình số hóa các dịch vụ công (DVC) bằng cách triển khai xây dựng các siêu ứng dụng (super apps) tích hợp các dịch vụ để tạo ra một hệ thống dữ liệu Indonesia thống nhất.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Indonesia, ông Johnny G. Plate, các ứng dụng mà các cơ quan chính phủ nước này đang sử dụng hiện nay quá nhiều, không hiệu quả và có xu hướng hoạt động riêng lẻ. Do đó, cần phải có các siêu ứng dụng để tích hợp các dịch vụ vào cùng một hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giao tiếp giữa các cơ quan, bộ, ngành.

Hiện nay, Indonesia có khoảng 24.400 ứng dụng đang hoạt động. Bộ TT&TT nước này đã có lộ trình để sắp xếp lại hàng nghìn ứng dụng phân tán bằng bằng cách tạo ra một siêu ứng dụng toàn diện, duy nhất cho Indonesia và tối đa sẽ chỉ có 8 ứng dụng được tích hợp.

Indonesia đẩy mạnh số hóa dịch vụ công với siêu ứng dụng - Ảnh 1.

(Hình minh họa)

Các siêu ứng dụng sẽ được thiết kế để hạn chế sự trùng lặp của những ứng dụng có tính năng giống hệt nhau từ các cơ quan, tổ chức chính phủ khác nhau. Do đó, theo ông Johnny G. Plate để phát triển các siêu ứng dụng tích hợp và tin cậy, cần có sự hợp tác chặt chẽ từ mọi khu vực của chính phủ.

Bộ TTT&TT Indonesia dự kiến sẽ dừng hoạt động của 24.400 ứng dụng và sau đó dần dần tích hợp dịch vụ vào các siêu ứng dụng. Việc sử dụng siêu ứng dụng được cho là sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra được một hệ thống dữ liệu liên thông thống nhất và cũng tiết kiệm chi phí vận hành.

Để hiện thực hóa chính phủ điện tử, Indonesia vẫn đang sử dụng 2.700 trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 3% dữ liệu là dựa trên đám mây, 93% phần còn lại là riêng lẻ và trở thành một trong những thách thức cho việc sản xuất dữ liệu ở Indonesia.

"Hiện tại, chỉ 3% trong số 2.700 trung tâm dữ liệu và máy chủ là dựa trên đám mây, phần còn lại là hoạt động độc lập, điều này gây khó khăn cho khả năng tương tác dữ liệu để tạo ra một hệ thống dữ liệu thống nhất khi chính phủ Indonesia thực hiện các chính sách dựa trên dữ liệu. Vì vậy, chúng tôi cần chuẩn bị và sắp xếp nó một cách hợp lý", Bộ trưởng Bộ TT&TT chia sẻ.

Để đạt được hiệu quả trong quản lý trung tâm dữ liệu, theo Bộ trưởng Johnny, trong thời gian tới, chính phủ Indonesia sẽ xây dựng 4 trung tâm dữ liệu dựa trên nền tảng đám mây./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Indonesia đẩy mạnh số hóa dịch vụ công với siêu ứng dụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO