Indonesia đưa ra 4 khuyến nghị về chiến lược số hóa toàn diện

AD| 19/07/2022 16:51
Theo dõi ICTVietnam trên

Tại Diễn đàn đối thoại G20 - B20 mới đây diễn ra tại Jakarta giữa Lực lượng đặc nhiệm số hóa B20 Indonesia và G20 (Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới) đã đưa ra một số khuyến nghị về chiến lược số hóa toàn diện.

Diễn đàn đối thoại B20 - G20 được thiết kế trở thành một diễn đàn tạo nền tảng cho sự hợp tác giữa cộng đồng và doanh nghiệp (DN) để chia sẻ mối quan tâm và đề xuất các giải pháp của họ.

Chia sẻ tại diễn đàn, Chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm số hóa B20 Indonesia, đồng thời là Giám đốc của PT Telkom Indonesia (Persero) Tbk (Telkom) - Ririek Adrianyah cho biết: "Bản chất công việc của Lực lượng đặc nhiệm số hóa B20 Indonesia là đảm bảo rằng số hóa có thể thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, đồng thời thu hẹp khoảng cách số, và cuối cùng là thực hiện chuyển đổi số (CĐS) một cách toàn diện".

Từ thực tế đó, Nhóm đặc nhiệm số hóa B20 Indonesia đã đưa ra 4 khuyến nghị về chiến lược số hóa nhằm hướng tới chiến lược CĐS toàn diện, được rút sau một loạt các cuộc thảo luận diễn ra trong 6 tháng vừa qua.

Thứ nhất, thúc đẩy kết nối toàn cầu bằng cách đảm bảo hỗ trợ khả năng tiếp cận toàn cầu để tham gia vào nền kinh tế số và các dịch vụ của chính phủ, đảm bảo các dịch vụ của chính phủ bao trùm và xóa bỏ khoảng cách số.

Thứ hai, xây dựng nền tảng cho nền kinh tế số bền vững và có khả năng phục hồi, với mục tiêu tăng tốc phát triển cơ sở hạ tầng số.

Thứ ba, đảm bảo tư duy sẵn sàng số hóa cho các cá nhân và DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) và cho phép các MSME quyền truy cập vào các nền tảng số.

Cuối cùng, thúc đẩy các tiêu chuẩn an ninh mạng dựa trên rủi ro và bằng chứng, có thể tương tác, trung lập với công nghệ và các phương pháp hay nhất hỗ trợ nỗ lực của các công ty trong việc bảo vệ hệ thống mạng của họ.

Theo Ririek, 4 khuyến nghị này, dự kiến sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho giới doanh nhân, đặc biệt là ở các nước thành viên G20 cũng như cho nền kinh tế toàn cầu.

"Telkom Indonesia với tư cách là một DN nhà nước tiếp tục đóng góp trong ba lĩnh vực để hỗ trợ khuyến nghị thông qua việc tăng tốc hình thành kết nối kỹ thuật số, nền tảng và dịch vụ của Indonesia. Thông qua ba trọng tâm kinh doanh này và các khoản đầu tư liên tục, hy vọng Telkom có thể trở thành động lực CĐS toàn diện của quốc gia", Ririek chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Johnny G. Plate cũng đánh giá cao các khuyến nghị mà Nhóm đặc nhiệm số hóa B20 đề xuất và cho biết nó sẽ giúp ích rất nhiều cho chính phủ, vì các khuyến nghị phù hợp với tầm nhìn chính của Chủ tịch G20 Indonesia là tạo ra một hệ sinh thái số toàn diện, trao quyền và bền vững.

Thế giới ngày nay là thế giới số hóa, và nền kinh tế số sẽ lớn mạnh hơn trên thị trường toàn cầu. "Mặc dù chúng ta có thể đánh giá được tiềm năng kinh tế to lớn, nhưng có nhiều thách thức trước mắt mà chúng ta phải cùng nhau đối mặt và vượt qua, tất nhiên là với sự hợp tác công tư. Một trong số đó là khoảng cách số, đặc biệt là ở các nước đang phát triển", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia nhận định.

Trong khi đó, bà Mira Tayyiba, Chủ tịch Nhóm Công tác kinh tế số G20 Indonesia cũng cho biết chính phủ sẽ được hưởng lợi đáng kể từ sự hợp tác giữa các DN và ngành, góp phần đảm bảo rằng các chính sách công, bao gồm các chính sách liên quan đến kỹ thuật số, có thể mang lại lợi ích cho tất cả các cấp của xã hội Indonesia.

"Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ cho phép chính phủ xác định các chính sách công bằng và thiết thực, đồng thời tạo ra một không gian chính sách tốt hơn trong lĩnh vực kỹ thuật số. Nhóm Công tác kinh tế số G20 Indonesia cũng khuyến khích sự hợp tác giữa các bên đổi mới như các công ty khởi nghiệp, nhà đầu tư mạo hiểm, các tập đoàn và chính phủ để hỗ trợ đổi mới kỹ thuật số", bà nói.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nền kinh tế số đối với nhiều khía cạnh của cuộc sống, Nhóm Công tác Kinh tế số G20 Indonesia cũng cam kết đẩy mạnh số hóa để đạt được nhiều lợi ích kinh tế hơn, từ đó thúc đẩy sự phục hồi bền bỉ./.

Bài liên quan
  • Gỡ rào cản, mở đường cho hộ kinh doanh chuyển đổi số
    NEAC cam kết đồng hành cùng các CA công cộng trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đổi mới công nghệ và hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm xây dựng một thị trường dịch vụ tin cậy lành mạnh, cạnh tranh và phát triển bền vững.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng ứng dụng AI "Make in Viet Nam" bảo vệ hệ thống đa lớp
    Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS được xây dựng theo triết lý kết hợp giữa công nghệ giám sát hiện đại, kinh nghiệm thực chiến, ứng dụng AI và sử dụng nhiều nguồn dữ liệu tình báo để hình thành hệ thống bảo vệ đa lớp hiệu quả.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Indonesia đưa ra 4 khuyến nghị về chiến lược số hóa toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO