Tiếp theo Kỳ 1
Intel đã nhập cuộc khá muộn vào thị trường sản xuất với bảng mạch Galileo của mình. Thiết bị được giới thiệu cuối năm 2013 với những tính năng mới cùng kích thước nhỏ hơn. Điều đó đồng nghĩa những hãng khác đang vượt xa trong việc đưa sản phẩm của họ đến với nhiều khách hàng theo nhiều định dạng khác nhau. Rất nhiều người dựa trên nền tảng mã nguồn mở và chip của Broadcom hoặc Atmel để tạo nên các biến thể trên Arduino hoặc các thiết bị nhỏ phát sóng Bluetooth gắn trên quần áo, thậm chí là thiết kế vi xử lý mới hoàn toàn. MicroView và TinyDuino là các ví dụ về sự sáng tạo dựa trên bảng mạch Arduino cơ bản.
Bản mẫu (prototype) Microview
Dĩ nhiên bạn hoàn toàn không phải phụ thuộc vào nền tảng mã nguồn mở như Arduino. ARM đang quay trở lại với hãng Sunrise Micro Devices cùng hy vọng tạo ra một mô-đun phát sóng chứa vi điều khiển có thời lượng pin lớn. Họ thấy cần phải có thiết bị cao cấp hơn cho các nhà sản xuất và thiết kế có thể thử nghiệm với IoT. Ý tưởng đó có thể xuất hiện trong những chiếc đồng hồ Pebble cũng như hàng trăm thiết bị khác.
Thách thức đi cùng với cơ hội
Các nhà cung cấp chip và vi xử lý đang cố gắng cung cấp nhiều tính năng và đa dạng hơn về kích cỡ cũng như tiết kiệm năng lượng. Có rất nhiều cơ hội mới trong việc thiết kế vi xử lý. Ví dụ, khái niệm hub cảm biến rất phổ biến trong các thiết bị gia tốc kế cho gia tốc và con quay hồi chuyển, hay việc tạo ra những con chip GPS nhỏ hơn bởi hãng CSR và OriginGPS.
Ngoài các thiết bị hub cảm biến, một startup có tên là Ineda đã đi vào hoạt động với nguồn tài trợ 17 triệu USD để xây dựng một bộ vi xử lý dành cho các vật dụng có thể đeo trên người với tuổi thọ pin lên tới 30 ngày và có cấu trúc khác với những thứ hiện có ngày nay. Rõ ràng đó là cơ hội cho các công ty sản xuất chip nhưng nó lại đòi hỏi sự linh hoạt và nhiều khả năng khác mà các Giám đốc thông tin (CIO) của các công ty cần phải đầu tư nghiên cứu thêm. Để bắt đầu, các nhà phát triển/nhà sản xuất đều phải là khách hàng và các đối tác của nhau. Hợp tác sẽ tốt hơn việc độc lập phát triển; phần cứng cũng như phần mềm đều được cung cấp như một dịch vụ, vì vậy họ đều có thể kiếm được tiền.
Thách thức còn ở việc tính toán làm thế nào có thể phục vụ những nhà phát triển mà vẫn xây dựng doanh nghiệp với lợi nhuận phù hợp cho các thiết bị có giá thành thấp vì các hãng sản xuất chip phải đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu và phát triển. Cân bằng giữa bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với việc bảo đảm tính mở sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh thú vị. Trong ngắn hạn, việc đưa các vật thể hàng ngày có thể kết nối trực tuyến sẽ là cú hích với ngành công nghiệp sản xuất chip.
Quay trở lại với Intel
Những gì đang diễn ra trong doanh thu của Intel không đơn giản như câu chuyện Intel bị đánh bại trên thị trường điện thoại di động, cũng không giống như câu chuyện khách hàng sử dụng trung tâm dữ liệu của Intel ngày càng nhiều hơn và tập trung hơn. Thách thức của Intel trên IoT sẽ hướng vào việc sản xuất một loạt các sản phẩm nhỏ xíu mà có thể tối ưu hóa với những biến đổi khác nhau và giá cả phù hợp. Nếu không, Intel sẽ chỉ tập trung vào phần mềm và các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp và sản phẩm chip cao cấp. Chiến lược mới này cho đến nay đã mang đến nhiều thành công hơn.
Là một nhà sản xuất chip, Intel đang sản xuất các loại chip với số lượng lớn và rẻ hơn bất kì hãng nào. Sức mạnh này cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ của hãng khi thị trường tìm kiếm những sản phẩm đa dạng hơn và cá thể hóa hơn. CEO của hãng rõ ràng đang cân nhắc việc tham gia trò chơi có thể là tương lai của Intel. Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu để đưa vào sản xuất, chip là tài sản quan trọng của Intel nhưng vẫn chưa đủ khả năng dẫn đầu làn sóng kết nối mọi thiết bị lại với nhau ở mức phần cứng.
(Theo Gigaom)