ITU Digital World 2020: Đề xuất nhiều giải pháp thu hẹp khoảng cách số

Lan Phương| 22/10/2020 10:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong đại dịch Covid-19, CNTT - truyền thông (ICT) cho thấy sức mạnh to lớn trong đảm bảo kết nối cho mọi người dân học tập, làm việc và ổn định cuộc sống.

Tối ngày 22/10/2020, trong khuôn khổ Triển lãm - Hội nghị thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020), Hội nghị Bộ trưởng các nước ITU đã tiến hành phiên trao đổi bàn tròn thứ hai. Các đại biểu đã khẳng định sức mạnh của ICT và chia sẻ nhiều cách làm hay nhằm giúp người dân vượt qua Covid-19, thu hẹp khoảng cách số để không ai bị bỏ lại phía sau.

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, Việt Nam vinh dự tổ chức Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng cùng ITU và chào đón các Bộ trưởng, đồng nghiệp khắp thế giới cùng chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của ICT trong và sau Covid-19.

ITU Digital World 2020: Đề xuất nhiều giải pháp thu hẹp khoảng cách số - Ảnh 1.

Thứ trưởng Phan Tâm: ICT đã chứng minh tầm quan trọng trong việc hỗ trợ các quốc gia điều chỉnh và thích nghi trước những thách thức

Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ICT đã chứng minh tầm quan trọng trong việc hỗ trợ các quốc gia điều chỉnh và thích nghi trước những thách thức của dịch bệnh bằng cách đáp ứng các hoạt động học tập và làm việc từ xa. Dịch bệnh cũng đã thúc đẩy, tăng tốc chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Thông báo về phiên thứ nhất - phiên khai mạc ITU Digital World, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết hội nghị đã có các cuộc thảo luận hiệu quả với sự tham gia của gần 20 Bộ trưởng và lãnh đạo của các công ty CNTT hàng đầu thế giới. Nhiều kinh nghiệm, chính sách để ứng dụng CNTT hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống Covid-19 đã được chia sẻ nhằm đưa cuộc sống của quay lại trạng thái bình thường mới.

Với chủ đề "Cùng nhau xây dựng thế giới số", Thứ trưởng cho biết ITU Digital World 2020 đánh dấu việc chúng ta đang bước vào kỷ nguyên thế giới số với chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. ITU còn đóng vai trò hỗ trợ kế hoạch số của các nước thành viên, thúc đẩy hợp tác toàn cầu để xây dựng thế giới số.

Cú huých cho các nước phát triển sức mạnh số

Phát buổi tại phiên thứ 2 của sự kiện, Tổng thư ký ITU Zhao Houlin cho biết, Covid-19 chính là cú huých để phát triển sức mạnh số, chiến lược số quốc gia. Khi các dịch vụ của chính phủ được đưa lên mạng, các chính phủ cần có năng lực thúc đẩy những hoạt động kinh doanh trực tuyến bằng cách đưa ra các chính sách nhằm thu hút đầu tư và khuyến khích cho các nhà mạng, các nhà sản xuất.

Tổng thư ký ITU cho rằng, thế giới số mới cần phải được xây dựng dựa trên sự hợp tác. Bên cạnh đó, chúng ta cần thúc đẩy giáo dục trực tuyến, nâng cao kỹ năng số cho người dân. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực là trọng tâm nhằm kết nối những người dân chưa được kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

Trên hết, Tổng thư ký ITU nhấn mạnh các bên cần phối hợp cùng nhau để thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia và trong từng quốc gia bằng cách cung cấp dịch vụ kết nối với chi phí hợp lý hơn. "Covid 19 đã tạo ra những thay đổi vô cùng to lớn và mở ra những khả năng chưa từng có trước đây".

Nhiều đề xuất thu hẹp khoảng cách số

Tham dự hội nghị, đại diện các nước đã chia sẻ kinh nghiệm, phương thức ứng dụng ICT trong và sau Covid-19 trên toàn thế giới.

Đại diện cho Costa Rica, Bộ trưởng Bộ Công nghệ Viễn thông cho biết, trong tháng 3/2020 khi thực hiện giãn cách xã hội, mọi hoạt động kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế được đưa lên trực tuyến, các siêu thị, cửa hàng đóng cửa, Ủy ban Viễn thông, Bộ Công nghệ Viễn thông Costa Rica đã yêu cầu các nhà mạng đảm bảo cung cấp dịch vụ kết nối ổn định.

Việc chuyển đổi sang học tập và làm việc trực tuyến đã làm gia tăng lưu lượng Internet của các nhà mạng. Theo đó, hơn 140.000 hộ gia đình được hỗ trợ cước Internet đáp ứng việc học tập trực tuyến của hơn 250.000 học sinh tiểu học, trung học phổ thông.

Trong khi đó, Bộ trưởng và Tổng điều hành Bộ Kinh tế, Dịch vụ dân sự và truyền thông Fiji cho biết, trong những năm qua, Fiji đã có những bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực viễn thông. Hiện nay 95% người dân Fiji kết nối Internet qua di động 3G, 4G. Nhiều người dân Fiji hiện đang sử dụng smartphone do chính phủ đã giảm thuế nhập khẩu smartphone và smartphone có mức giá hợp lý cho nhiều người dân.

ITU Digital World 2020: Đề xuất nhiều giải pháp thu hẹp khoảng cách số - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin Indonesia: Indonesia đang triển khai 4G, 5G đáp ứng kết nối

Đại diện cho Indonesia, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin Indonesia Hon. Aiyaz Sayed-Khaiyum cho biết: Trong thời gian qua, nhận thấy tầm quan trọng của ICT, Indonesia đã tập trung cải thiện hạ tầng số để thu hẹp khoảng cách số, thúc đẩy tương tác và đáp ứng truy cập mạng. Để đáp ứng kết nối, Indonesia đã, đang triển khai mạng 4G ở hơn 12.000 làng xã chưa được phủ sóng, hoàn thành vào năm 2022 và sẽ đáp ứng cả kết nối Internet nhờ vệ tinh. Indonesia cũng tập trung phát triển các công nghệ hỗ trợ, hệ sinh thái và thiết lập trung tâm dữ liệu quốc gia, trung tâm điều phối viễn thông quốc gia đáp ứng kết nối, đảm bảo cung cấp dịch vụ viễn thông chất lượng.

Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Indonesia cũng cho biết sau thời gian thử nghiệm thành công, hiện Indonesia đang triển khai mạng 5G để cung cấp kết nối.

ITU Digital World 2020: Đề xuất nhiều giải pháp thu hẹp khoảng cách số - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Lào nhấn mạnh Lào đã triển khai nhiều biện pháp đảm bảo kết nối cho mọi người dân vượt qua đại dịch Covid-19

Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Lào Thansamay Kommasith khẳng định vai trò của ICT để giải quyết những thách thức như dịch bệnh Covid-19. Lào phát hiện ca Covid đầu tiên vào tháng 3/2020, ICT đã hỗ trợ nỗ lực xử lý tình trạng khẩn cấp của chỉnh phủ bằng cách: đảm bảo kết nối ổn định, giá hợp lý; gửi tin nhắn đến các thuê bao; tăng cường an ninh mạng; phối hợp với khu vực tư nhân; tăng cường sử dụng và triển khai ví điện tử; tăng cường sử dụng ICT để ứng phó với tác động của Covid-19 ở khu vực công và tư nhân.

Đại diện cho Uruguay, Chủ tịch cơ quan quản lý dịch vụ truyền thông cho rằng, trong đại dịch Covid-19, nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ là bảo vệ người dân. Mọi hoạt động được chuyển lên môi trường số nên chất lượng kết nối quan trọng hơn bao giờ hết. Cơ quan chính phủ, các tổ chức, người dân phải cùng hợp tác với nhau, tăng cường sự đoàn kết để không người nào bị bỏ lại phía sau. Cơ quan chính phủ cần phải tăng cường thông tin cho người dân, trang bị các kỹ năng số cho người dân để họ tiếp cận với các dịch vụ của chính phủ trên môi trường số.

Bên cạnh đó, môi trường số đem lại nhiều cơ hội cũng như nhiều rủi ro. Chính phủ các nước cần phải có những biện pháp bảo đảm sự minh bạch, sự rõ ràng để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ trực tuyến.

Cũng tại phiên họp, đại diện nước Afghanistan, Pakistan, Kyrgyzstan, Iraq, Mondova, Tây Ban Nha cũng đã chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo kết nối trong thời kỳ phòng dịch Covid-19.

Thay mặt Uỷ ban Viễn thông SAMENA, ông Borca Ba, Tổng giám đốc điều hành đưa ra một sốkhuyến nghị: Chính phủ có vai trò sâu rộng hơn, triển khai băng thông rộng, tạo ra môi trường phù hợp để tư nhân đóng vai trò cao hơn; phối hợp giữa các bên tham gia vào công nghệ số, gồm những bên có hạ tầng và ko có hạ tầng; Cần có cách thức huy động vốn cho ICT; cần tăng cường hiểu biết về vai trò của đám mây trong chuyển đổi số. Chính phủ cần ban hành các quy trình ổn định, giảm thiểu rào cản, xây dựng hạ tầng băng rộng; tổ chức các thảo luận để đạt mục tiêu kết nối số toàn cầu.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Ulf Perhrsson, Phó Chủ tịch, Giám đốc phụ trách các quan hệ Chính phủ của Ericsson và bà Julie Welch, Phó Chủ tịch Qualcomm cho biết các kết nối 4G, 5G có vai trò quan trọng đáp ứng kết nối số cho mọi người người dân.

Bà Julie Welch cho biết 5G có thể giúp tiếp cận những khu vực xa xôi nhất và cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục. ICT giúp rút ngắn nỗ lực phục hồi sau đại dịch, do đó cần tăng cường thương mại hóa 5G cho các ngành y tế, giáo dục... Hiện 40 quốc gia đã triển khai 5G và dự kiến đến 2025 sẽ có 3 tỷ người tiếp cận 5G.

Trong khi đó, ông Ulf Perhrsson khẳng định rằng công nghệ hỗ trợ kết nối toàn cầu hiện đã sẵn sàng và chín muồi. Hiện nay vai trò của các chính phủ và cơ quan quản lý chuyên ngành rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường phù hợp để hiện thực hóa và ITU cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các chính phủ trên toàn thế giới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
ITU Digital World 2020: Đề xuất nhiều giải pháp thu hẹp khoảng cách số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO