Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore trên nền tảng số

Đức Tuân| 26/02/2022 10:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhất trí mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển xanh và bền vững, từ đó khuyến khích đưa kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Singapore hướng tới tầm cao mới là "kết nối hai nền kinh tế trên nền tảng số".

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore, cũng trong sáng ngày 25/2 tại Phủ Tổng thống Istana, Chủ tịch nước đã có cuộc gặp riêng và sau đó cùng chủ trì cuộc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Cùng tham dự có lãnh đạo nhiều bộ, ngành chủ chốt của hai nước.

Phát biểu tại hội đàm, Thủ tướng Lý Hiển Long nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Singapore; nhấn mạnh kết quả tốt đẹp của chuyến thăm cùng với những thành tựu hợp tác quan trọng trong thời gian qua giữa hai nước sẽ giúp tạo xung lực mới cho việc củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược với Singapore. Đánh giá cao những bước phát triển vượt bậc mà Chính phủ và nhân dân Singapore đã đạt được trong hơn 55 năm qua, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng Singapore sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong điều kiện "bình thường mới" và sớm đạt mục tiêu của "Kế hoạch Xanh 2030".

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore phát triển ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Hợp tác chính trị, ngoại giao ngày càng gắn bó, hiệu quả. Hợp tác kinh tế giữa hai nước đang là điểm sáng ở khu vực. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi do đại dịch COVID-19, tổng kim ngạch thương mại song phương vẫn đạt 8,3 tỷ USD năm 2021, tăng 23,3% so với năm 2020; Singapore là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong ASEAN và đứng thứ 2/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn FDI đăng ký đạt 66 tỷ USD. Mô hình các Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) đã trở thành biểu tượng hợp tác thành công giữa hai nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 19 tỷ USD, tạo ra giá trị xuất khẩu khoảng 35 tỷ USD/năm và tạo việc làm cho gần 300.000 lao động trực tiếp ở Việt Nam. Hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác quốc phòng-an ninh, văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân… tiếp tục phát triển tích cực.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Ảnh 2.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến Lễ trao đổi thoả thuận hợp tác giữa 2 nước - TTXVN

Trong không khí tin cậy, chân thành và cởi mở, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập  quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lý Hiển Long đã trao đổi và thống nhất cao về các phương hướng lớn cho quan hệ hợp tác hai nước trên tất cả các lĩnh vực. 

Hai bên nhất trí cần sớm khôi phục các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp; thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, nhất là cơ chế Bộ trưởng về Kết nối hai nền kinh tế; thúc đẩy thực hiện tốt các lĩnh vực hợp tác chủ chốt trong khuôn khổ Hiệp định Kết nối Kinh tế Việt Nam – Singapore (Đầu tư, Tài chính, Công nghệ thông tin và truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông, Thương mại, Dịch vụ). 

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển xanh và bền vững, từ đó khuyến khích đưa kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Singapore hướng tới tầm cao mới là "kết nối hai nền kinh tế trên nền tảng số"; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển các khu VSIP theo hướng khu công nghệ cao, thông minh, thân thiện với môi trường; cũng như tận dụng hiệu quả các lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hai nước cùng tham gia (CPTPP, RCEP...).

Đánh giá cao hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực phòng, chống COVID-19 thời gian qua, hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh việc hai nước đã đạt được thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ vaccine, tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu thương mại giữa hai nước, đóng góp tích cực vào nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước sau đại dịch. 

Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phối hợp hiệu quả giữa hai nước tại diễn đàn khu vực và quốc tế; nhất trí tiếp tục phối hợp góp phần duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN; ủng hộ vai trò tích cực của ASEAN trong việc hỗ trợ Myanmar vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và thúc đẩy triển khai Đồng thuận 5 điểm đã được nhất trí tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN tại  Jakarta tháng 4/2021. 

Hai bên cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán để đạt được một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Nhân dịp này,Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng chuyển lời thăm hỏi và lời mời thăm Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Thủ tướng Lý Hiển Long.

Sau hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lý Hiển Long đã chứng kiến lễ trao đổi 5 văn kiện hợp tác song phương được ký kết giữa các cơ quan chính phủ hai nước trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, sở hữu trí tuệ, hợp tác kinh tế số và giao lưu nhân dân, tạo khuôn khổ quan trọng, góp phần không ngừng củng cố và tăng cường mối quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Singapore./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore trên nền tảng số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO