Khoa học công nghệ - giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi

XT| 22/09/2021 09:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời gian qua nhờ các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS và nông thôn miền núi. Việc ứng dụng KHCN đã nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng hóa chủ lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo điều tra về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019, dân số DTTS là 14,1 triệu người với 5.468 xã vùng DTTS và miền núi. Các xã vùng DTTS phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn (chiếm 87,3%) với gần 3,1 triệu hộ.

Kết quả nổi bật

Trong những năm qua, vùng đồng bào DTTS và miền núi, biên giới được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, đưa ra nhiều chính sách ưu tiên, thể hiện qua các chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều chính sách hỗ trợ khác, giúp vùng đồng bào DTTS, miền núi có bước phát triển toàn diện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống đồng bào được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ, vùng này vẫn là khu vực nhiều khó khăn nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất…

Trước thực trạng đó, ngày 13/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1747/QĐTTg về phê duyệt "Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng DTTS giai đoạn 2016-2025".

Sau 5 năm triển khai, Chương trình đã có 400 dự án trên 61 địa bàn tỉnh thành phố được phê duyệt với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp KHCN Trung ương là 1.224.085 triệu đồng. Các dự án khi kết thúc dự kiến xây dựng 1.309/1.200 mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN (đạt 109,1%); chuyển giao được 2.126/1.500 lượt công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với từng vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng DTTS (đạt 141,7%).

Chương trình đã đào taọ, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án cho 1.800/1.500 cán bộ quản lý (đạt 120%); đào tạo được 3.520/2.500 kỹ thuật viên cơ sở địa phương (đạt 140,8%), tập huấn cho 78.610/80.000 lượt nông dân về các tiến bộ khoa học đã được chuyển giao, ứng dụng cho dự án (đạt 98,3%).

Khoa học công nghệ - giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Ảnh 1.

Theo điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019, dân số DTTS là 14,1 triệu người.

Đến nay, nhiều dự án áp dụng KHCN tại vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có kết quả nổi bật như: Các dự án ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất rau, hoa ở Phia Đén (Cao Bằng); sản xuất nông nghiệp bền vững ở Bác Ái (Ninh Thuận); nhân giống, trồng thâm canh, cải tạo và chế biến chè Shan Trạm Tấu (Yên Bái); phát triển chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm gạo đặc sản địa phương (Khẩu Ký, Tẻ Râu) tỉnh Lai Châu; công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê và hồ tiêu tại vùng đồng bào DTTS tỉnh Gia Lai; công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận; công nghệ xử lý nước mặt, nước ngầm thành nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho đồng bào DTTS tại tỉnh Lai Châu…

Ngoài ra, còn có các dự án ứng dụng tiến bộ KHCN vào chăn nuôi như Dự án "Ứng dụng các tiến bộ KHCN trong chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh" triển khai trên địa bàn xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã mở ra cơ hội mới cho đồng bào dân tộc Dao. Thông qua dự án, 40 hộ tham gia, có 20 hộ nghèo đã thoát nghèo; 16/20 hộ cận nghèo đã trở thành hộ khá. Mô hình nuôi bò thịt tại vùng đồng bào DTTS một số tỉnh trung du, miền núi phía bắc; mô hình nuôi vỗ béo bò vàng Hà Giang tại các huyện vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); nuôi bò hướng thịt tại các xã khó khăn, vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận…

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang: Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm mới có thể làm thay đổi cơ cấu sản xuất của một đơn vị sản xuất hay của một vùng sản xuất. Đặc biệt, các dự án đã mang lại hiệu quả môi trường khi tận dụng được các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, mùn cưa…) để sản xuất thành sản phẩm có giá trị sử dụng và trở thành hàng hóa bán ra thị trường. Qua đó, không chỉ doanh nghiệp sản xuất mà cả người dân sẽ có ý thức tận dụng, thu gom để cấp cho dự án, vừa có tác dụng tăng thu nhập, vừa góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường nông thôn.

Các dự án sản xuất rau, quả, chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn theo VietGAP, an toàn hữu cơ không chỉ giúp tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, mà còn giúp giảm thiểu một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, các chất hóa học ra môi trường, giảm phát thải từ sản xuất ra môi trường. Ngoài ra, các dự án xử lý nước, cấp nước sạch, tưới tiết kiệm nước đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước cho những khu vực khí hậu khô hạn…

"Việc triển khai thực hiện dự án tại khu vực này mặc dù gặp nhiều khó khăn cả về công tác quản lý và tổ chức thực hiện, do nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và nhận thức của người dân còn hạn chế…, nhưng chương trình tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tạo đà nhanh để đưa các thành tựu KHCN vào sản xuất và thúc đẩy phát triển ở vùng DTTS và miền núi", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh.

Khoa học công nghệ - giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Ảnh 2.

Ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh giúp nhiều hộ dân từng bước thoát nghèo. (Ảnh:baochinhphu.vn)

Ứng dụng KHCN nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng hóa

Tại vùng đồng bào DTTS và miền núi phía bắc, việc ứng dụng KHCN đã đóng góp không nhỏ nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng hóa chủ lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Ðiện Biên đã triển khai 217 mô hình trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi… với tổng kinh phí thực hiện gần 24 tỷ đồng. Tỉnh đã áp dụng các mô hình điển hình như: sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; khảo nghiệm, thử nghiệm, trình diễn giống lúa mới; chăn nuôi bò sinh sản thâm canh; thâm canh cá rô phi đơn tính thương phẩm hướng theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…

Trên cánh đồng Mường Thanh, huyện Ðiện Biên, TP. Ðiện Biên Phủ và cánh đồng các huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Ảng, Mường Lay, từ năm 2018 bắt đầu thí điểm triển khai 10 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý lúa bị lẫn giống với diện tích 33 ha có sự tham gia của 183 hộ dân, phần lớn là đồng bào các DTTS, đã cho kết quả tích cực.

Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ kinh phí mua máy cấy bằng tay; được hướng dẫn phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, chăm sóc, bón phân theo quy trình, do vậy giảm tỷ lệ lúa lẫn giống đến 90% so với gieo vãi truyền thống, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật chỉ còn một phần ba, từ đó giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng gạo, nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. 370 ha được áp dụng mô hình IPM cho thấy thành công của mô hình không chỉ đơn thuần là thu hút sự tham gia của bà con mà còn từng bước làm thay đổi thói quen trong sản xuất, hướng tới sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại.

Nhờ đó, năm 2020 dù gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, song so với năm 2019, sản xuất nông nghiệp của Ðiện Biên vẫn phát triển khá ổn định, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt hơn 3.819 tỷ đồng (tăng 2,38%). Ðóng góp của ngành nông nghiệp vào GRDP của tỉnh chiếm 18,76% (tăng 1,52%).

Khoa học công nghệ - giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Ảnh 3.

Bà con dân tộc thiểu số đã biết ứng dụng KHCN để sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. (Ảnh: Anh Hùng).

Những năm qua, việc ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của tỉnh. Ðơn cử như việc ứng dụng KHCN vào sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của Công ty cổ phần chè Tam Ðường giúp tăng sản lượng nương chè lên 30% và bảo đảm nguồn nguyên liệu đạt chuẩn để xuất khẩu; chế biến sản phẩm chè Ô Long, xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Ðài Loan (Trung Quốc); ứng dụng kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán và quy trình bón phân giúp các loại cây ăn quả ôn đới như lê, đào của huyện Tam Ðường tăng năng suất gần 80%...

Theo thống kê của Sở KH&CN Lai Châu, trong giai đoạn 2015 - 2020 có 9 dự án ứng dụng tiến bộ KHCN, chuyển giao 60 quy trình kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất với 80 mô hình được triển khai tại hầu hết các huyện trong tỉnh.

Trong khi Lai Châu thành công đưa các đặc sản như gạo Tẻ râu, Sén Cù, Khẩu ký, Nếp tan Co Giàng… trở thành sản phẩm chủ lực, vươn ra thị trường bên ngoài và được sự công nhận của người tiêu dùng, thì Bắc Kạn quyết tâm đầu tư hơn 20 tỷ đồng thực hiện dự án KHCN, nhờ đó cấp chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc trưng như gạo Bao thai Chợ Ðồn, miến dong, cam, quýt, gạo nếp Khẩu Nua Lếch, hồng không hạt.

Trước thực trạng hàng chục héc-ta chè Shan tuyết cổ thụ ở huyện Chợ Ðồn bị bỏ quên, người dân đào cả gốc bán cho người chơi cây cảnh, tỉnh Bắc Kạn thực hiện dự án giúp mở rộng diện tích lên hàng trăm héc-ta để sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Shan tuyết do Viện Khoa học, kỹ thuật nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc triển khai. Cơ hội mới mở ra cho nơi đây khi dự án xây dựng 30 ha chè canh tác theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và canh tác hữu cơ được triển khai; năng suất chè tăng từ 194% đến 243%; hiệu quả sản xuất nguyên liệu tăng 270% đối với mô hình VietGAP và 214% đối với mô hình hữu cơ.

Không thể phủ nhận, Bắc Kạn là điển hình trong cả nước về triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) khi trao cho bà con các DTTS cơ hội đổi mới tư duy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm chủ công nghệ, kỹ thuật, không chỉ phát triển sản phẩm mà còn ngày càng nâng cao chất lượng và đổi mới hình thức sản phẩm phù hợp thị trường. Ðiều đáng ghi nhận là, giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ giảm nghèo của Bắc Kạn đạt gần 2,5%/năm, các huyện nghèo có tỷ lệ giảm nghèo đạt 4,19%/năm.

Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016 - 2025, trong giai đoạn 2016-2020, đã có 400 dự án (trong đó có 337 dự án Trung ương quản lý, 63 dự án ủy quyền địa phương quản lý) được phê duyệt thực hiện. Các dự án đã xây dựng được hàng nghìn mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN, chuyển giao thành công hàng nghìn lượt công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phù hợp với từng vùng miền, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, vùng DTTS và miền núi. Chương trình cũng đào tạo được 3.520 kỹ thuật viên và tập huấn cho gần 79.000 lượt người dân về công nghệ chuyển giao cho các dự án.

Có thể thấy, KHCN luôn được coi là giải pháp then chốt, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là vùng DTTS và miền núi, tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
Khoa học công nghệ - giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO