Kiểu kinh doanh dễ bị nhầm là kinh doanh đa cấp

CTV| 12/09/2021 09:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), hiện nay có một số hình thức kinh doanh dễ bị nhầm là kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ – CP.

Bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh hiệu quả. Thay vì bán tại các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, siêu thị…, doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ bán trực tiếp hàng hóa cho người tiêu dùng thông qua một mạng lưới những người bán hàng, hay còn gọi là "nhà phân phối". Người bán hàng sẽ được công ty trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác dựa trên doanh số bán hàng của mình và của mạng lưới bán hàng do mình xây dựng.

Tuy nhiên với đặc thù của mô hình bán hàng đa cấp là việc tiếp thị hàng hóa được thực hiện trực tiếp qua phương thức truyền miệng, do đó khó kiểm soát được quá trình thông tin từ người này sang người khác. Chính vì vậy, hoạt động bán hàng đa cấp đã bị một số đối tượng lợi dụng để biến thành công cụ lừa đảo.

Trong thời gian vừa qua, rất nhiều hoạt động thương mại hợp pháp hay hoạt động kinh doanh, tiếp thị hàng hóa có dấu hiệu không minh bạch rõ ràng, thậm chí là lừa đảo nhưng lại được nhắc đến kèm với cụm từ "đa cấp" hay "kinh doanh đa cấp" không đúng với bản chất của hoạt động và không phản ánh hoạt động "kinh doanh theo phương thức đa cấp" theo quy định của pháp luật hiện hành. Có thể kế đến một số loại hình như sau:

Kinh doanh bảo hiểm

Một số loại hình kinh doanh bảo hiểm ví dụ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là loại hình kinh doanh hợp pháp với đối tượng kinh doanh là dịch vụ bảo hiểm, tài chính có sử dụng mô hình tương tự đa cấp được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động và tuân thủ theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm.

Trong khi đó, đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp của Nghị đinh 40/2018/NĐ-CP 40/2018/NĐ - CP chỉ là hàng hóa (Các đối tượng được phép kinh doanh theo Nghị đinh 40/2018/NĐ - CP được quy định tại Điều 4).

Tiếp thị liên kết - Affiliate marketing

Tiếp thị liên kết (Thuật ngữ này chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật) đây là một hình thức tiếp thị hàng hóa dịch vụ sử dụng hình thức thương mại điện tử và cần phải đăng ký và tuân theo pháp luật về thương mại điện tử.

Trong mô hình tiếp thị này, cộng tác viên sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ và nhận hoa hồng được theo dõi thông qua các liên kết trên môi trường Internet (Ví dụ sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử…) được cấp riêng cho từng nhà tiếp thị liên kết. Hoa hồng khi cộng tác viên làm Affiliate Marketing có thể được tính theo giá trị đơn hàng hoặc theo con số cố định tuỳ nhà cung cấp. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở một cấp duy nhất tức bán hàng trực tiếp giữa Người bán – Cộng tác viên – Người tiêu dùng, không có đơn vị trung gian khác và không hình thành nhiều cấp, nhiều nhánh như kinh doanh theo phương thức đa cấp được quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 40/2018/NĐ - CP.

Tuy nhiên hình thức tiếp thị liên kết này rất dễ bị biến tướng khi mạng lưới cộng tác viên đã được kết nối với hệ thống, các chủ hệ thống sẽ sắp xếp mạng lưới công tác viên, người tham gia hơn một cấp tức đa cấp (Nhiều cấp, nhiều nhánh) và dễ trở thành kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép vi phạm pháp luật.

Bán hàng theo hình thức hội chợ, hội thảo tại các vùng nông thôn

Đây là hình thức bán hàng của một số doanh nghiệp, nhóm kinh doanh về các thôn, tổ dân phố tại nhiều địa phương để mời, dụ dỗ theo hình thức hội chợ, hội thảo giới thiệu sản phẩm 1 - 2 ngày cho người dân nông thôn các mặt hàng đồ gia dụng, thực phẩm chức năng, thuốc, máy mát-xa...

Các đối tượng này đã sử dụng hình thức này để lừa đảo người dân mua hàng hóa với giá cao hơn nhiều so với giá thị trường nhưng chất lượng sản phẩm không kiểm soát được.

Với nhiều chiêu trò và thủ thuật dụ dỗ như: Chào hàng rồi sau đó tặng miễn phí (trả lại tiền), giảm giá, khuyến mãi… cho người mua, sau nhiều lần vậy khi người dân tin tưởng thì những người này đã bán hàng mà không trả lại tiền, không giảm giá cho người mua nữa, trong khi hàng hóa thì chất lượng rất kém không tương xứng với khoản tiền của bà con đã bỏ ra (Thực chất là bà con nghĩ rằng những kẻ này sẽ tiếp tục trả lại như những lần trước).

Hoạt động "thổi giá", "làm giá ảo" với các sản phẩm

Ví dụ như "lan đột biến" được phản ánh trong thời gian gần đây. Hoạt động này được mô tả theo cách thức "thổi giá", "làm giá ảo" để lừa đảo của một số đối tượng, được hiểu là các bên tự mua đi bán lại cây lan đột biến với giá chênh lệch rất cao, để kích thích người sau mua (Thường để đầu tư) với giá cao hơn nữa, đến khi không có người mua tiếp theo thì người đang giữ sản phẩm lan đột biến sẽ phải chịu thiệt hại vì sản phẩm không tương xứng với giá trị thực tế. Đây có thể chỉ là các "chiêu trò đánh bóng tên tuổi" của các đối tượng nhưng thực tế không có giao dịch mua bán nào cả.

Các hoạt động được mô tả trên đây là một số hoạt động thương mại thông thường, có thể kèm theo một số thủ đoạn lừa đảo người dân nhưng đều không phải là hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đã được quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ - CP.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Kiểu kinh doanh dễ bị nhầm là kinh doanh đa cấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO