Chuyển đổi số

Kinh nghiệm phát triển dữ liệu số qua bài toán camera của tỉnh Thừa Thiên - Huế

Hạnh Tâm 15:33 25/05/2023

Thừa Thiên - Huế đã triển khai được hệ thống camera an ninh trên toàn tỉnh với 642 camera và 27 giải pháp AI. Việc triển khai hệ thống camra trong tỉnh đã mang đến rất nhiều giá trị cho người dân.

Thừa Thiên - Huế là một trong những tỉnh thành đi đầu trong quá trình chuyển đổi số (CĐS) trên cả nước. Thừa Thiên - Huế đã triển khai được hệ thống camera an ninh trên toàn tỉnh với 642 camera và 27 giải pháp AI.

Những thành quả đạt được trong quá trình triển khai camera của tỉnh

Số lượng camera lắp đặt trên địa Thừa Thiên - Huế tuy chưa phải quá lớn nhưng đã thực sự đã phát huy tác dụng rất lớn và rõ rệt.

Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế chia sẻ tại “Diễn đàn cao cấp chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023”, camera nhiều hay ít không phải nằm ở số lượng mà nằm ở việc vận hành và lắp đặt hợp lý. Nhờ quá trình vận hành camera, Thừa Thiên - Huế đã đạt được rất nhiều thành quả đáng kinh ngạc, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.

a2.jpg
Ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên - Huế chia sẻ tại diễn đàn

Ông Sơn cho biết, trong vòng 2 năm qua, nhờ hệ thống camera mà tỉnh đã ghi ghi nhận bình quân 2.000.000 lượt vi phạm giao thông được xử phạt nguội trên một năm. Tỉnh đã có sự phối hợp rất hiệu quả với các cơ quan chức năng trong việc truy vết tội phạm với hơn 765 vụ án, ghi nhận 5.821 trường hợp vi phạm liên quan đến lĩnh vực môi trường.

Hệ thống camera của tỉnh còn phát huy tác dụng rất lớn trong cả trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã với nhiều trường hợp đã được phát hiện và xử lý.

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng đã phát hiện 1.659 sự vụ nghi cháy rừng và xác minh 199 vụ cháy rừng.

Trong cảnh báo ngập lụt, giám sát camera tại 50 điểm ngập lụt đã phát trực tiếp trên Hue-S phục vụ người dân, kết nối 38 trạm đo mưa, giám sát được mực nước sông Hương, Sông Bồ.

Ngoài ra, camera giám sát còn cảnh báo cả vấn đề đốt rơm rạ của bà con nông dân với tổng số tỉnh đã ghi nhận 286 vụ đốt rơm rạ.

Đặc biệt trong thống kê hỗ trợ quy hoạch và chỉ đạo, camera giám sát hỗ trợ đắc lực trong việc đo đếm mật độ xe tại các tuyến đường trong thành phố cũng như các cửa ngõ ra vào tỉnh.

Trong lĩnh vực giao thông, hệ thống camera sẽ tự động phát hiện cảnh báo khi có ùn tắc giao thông hoặc lưu lượng xe có sự tăng giảm bất thường. Nhờ hệ thống camera giám sát mà các cơ quan chức năng có thể dễ dàng cung cấp thông tin về quy hoạch giao thông các tuyến đường cần mở rộng.

Kinh nghiệm triển khai

Trong quá trình triển khai và đi vào sử dụng hệ thống camera trong toàn tỉnh, Thừa Thiên - Huế cũng đã có được rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Tại diễn đàn, ông Sơn cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm triển khai của tỉnh tới tất cả khách tham dự.

Cụ thể, theo ông Sơn, trong quá trình triển khai thì việc đầu tiên là phải xác định rõ được đơn vị nào chủ quản để lắp đặt.

Tiếp theo là cần có sự định hướng dữ liệu tập trung hay phi tập chung, vì nếu dữ liệu được quản lý bởi nhiều cơ quan, nhiều đơn vị thì việc chia sẻ, chuẩn hóa sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Sơn, để người dân có thể được hưởng lợi tối đa lợi ích thì cần phải có nền tảng công dân số để vận hành. “Thừa Thiên - Huế hiện đã có một nền tảng dùng chung cho cả công an, chính quyền địa phương và doanh nghiệp tham gia. Ví dụ camera liên quan đến công an thì có thể chuyển cho bên công an và công an đến cơ sở đó xử lý các kết quả, liên quan đến chính quyền địa phương thì chuyển cho chính quyền địa phương và thậm chí doanh nghiệp liên quan thì có thể chuyển cho doanh nghiệp, đảm bảo dữ liệu khi được số hóa theo quy định của từng cơ quan, từng địa phương”.

Ông Sơn cho rằng, điều rất quan trọng là khi chia sẻ dữ liệu với người dân thì cần phải có sự tương tác với người dân và phải có công cụ giúp người dân tương tác lại được với cơ quan chức năng.

Cuối bài chia sẻ, ông Sơn đã chốt lại, để xây dựng chiến lược tổ chức triển khai được tốt thì có 5 vấn đề cần phải đảm bảo, bao gồm: Xây dựng nguồn dữ liệu; Lưu trữ chuẩn hóa; Vận hành chia sẻ; Kết nối thu thập; Tạo ra giá trị.

Điểm đặc biệt cần lưu ý là khi chúng ta tổ chức dữ liệu thì ngay từ ban đầu phải xác định điều đó có sự tương tác với người dân, tìm ra những điểm để người dân thụ hưởng. Khi lấy người dân làm trung tâm thì mọi vấn đề sẽ được thực hiện nhanh hơn, nhưng về nguyên tắc vẫn phải đảm bảo các yêu cầu như: Người dân phải được tiếp cận với nguồn dữ liệu chính thống; Người dân phải được thụ hưởng các tiện ích và có quyền tham gia tương tác công khai và để người dân có quyền được hỏi ý kiến; Cơ chế giám sát cũng phải công khai để đảm bảo tính minh bạch và dữ liệu phải tạo ra giá trị. Cuối cùng là cần phải quan tâm đến các yếu tố đồng bộ.

Những thành quả và kinh nghiệm triển khai của Thừa Thiên - Huế sẽ là những bài học vô cùng quý giá để các tỉnh thành, đơn vị khác trong cả nước tham khảo để công cuộc chuyển đổi số ngày càng mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm phát triển dữ liệu số qua bài toán camera của tỉnh Thừa Thiên - Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO