Kinh tế số

Người dân Thừa Thiên Huế đã có thể thanh toán hóa đơn tiền nước qua Hue-S

PV 18:23 23/02/2023

Tiếp tục mở rộng triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 23/02, Sở TT&TT đã tham mưu tổ chức sự kiện Lễ ra mắt thanh toán hóa đơn tiền nước và tiền dịch vụ vệ sinh môi trường qua Hue-S.

img_1397-copy.jpg
Việc thanh toán tiền nước, tiền dịch vụ vệ sinh môi trường qua Hue-S còn giúp hạn chế lượng tiền mặt lưu thông, phát triển kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đặt ra mục tiêu đến năm 2025: nâng tỷ trọng đóng góp của kinh tế số từ 15% - 20% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 12 của Tỉnh ủy về CĐS và hướng tới mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hue-S đã kích hoạt, đưa vào sử dụng và ra mắt giải pháp thanh toán số qua chức năng Ví điện tử vào cuối tháng 10/2022. Qua đó, cho phép người dùng thực hiện nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán nhiều loại hóa đơn dịch vụ tiện ích ngay trên nền tảng Hue-S mà không cần chuyển tiếp qua bất cứ ứng dụng trung gian khác.

Ngay sau khi tích hợp thành công và ra mắt ví điện tử trên Hue-S, Sở TT&TT và Công ty cổ phần FPT Telecom đã phối hợp với Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HUEWACO) và Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) nghiên cứu tích hợp, cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền nước và tiền dịch vụ vệ sinh môi trường qua Hue-S.

Chỉ cần một chiếc điện thoại có ứng dụng Hue-S và liên kết tài khoản Ví điện tử là người dân có thể thanh toán hóa đơn tiền nước và tiền dịch vụ phí vệ sinh môi trường định kỳ nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi, thậm chí người dân còn nhận được khuyến mãi từ nhà cung cấp dịch vụ hay ngân hàng.

Thanh toán tiền nước, tiền dịch vụ vệ sinh môi trường qua Hue-S còn giúp hạn chế lượng tiền mặt lưu thông, giảm thiểu lạm phát, duy trì sự ổn định của kinh tế. Đồng thời, giúp kiểm soát và quản lý chi tiêu tốt hơn, biên lai điện tử dễ lưu trữ và dễ dàng thống kế chi tiêu hàng tháng một cách chính xác.

Không chỉ tập trung tạo ra tính năng thực tiễn, phục vụ nhu cầu thanh toán mọi hóa đơn của người dân, ví điện tử trên Hue-S còn áp dụng đa nền tảng công nghệ, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cá nhân người dùng, đem đến sự an tâm cho người sử dụng.

Đây là một bước khởi đầu trong giao dịch thanh toán hóa đơn hạn chế sử dụng tiền mặt, ứng dụng công nghệ số để người dân thanh toán tiền nước và tiền dịch vụ vệ sinh môi trường thuận tiện, nhanh chóng và an toàn nhất. Đặc biệt, điều này sẽ giúp từng bước thay đổi thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

anhramatvidientu9.2022.10.30..jpg
Hiện nay đã có hơn 500 điểm chấp nhận thanh toán và hơn 25.000 tài khoản đăng ký ví điện tử trên Hue-S.

Trước đó, trong khuôn khổ hợp tác CĐS giữa UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tập đoàn FPT, Ví điện tử trên Hue-S ra đời tháng 10/2022 là giải pháp thanh toán số liền mạch, kết nối với 40 ngân hàng, cho phép người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch nạp, rút, chuyển tiền, mua sắm hàng hoá, thanh toán phí dịch vụ ngay trên Hue-S mà không cần chuyển sang ứng dụng khác.

Tính năng quét mã QR trên Hue-S đã được hợp nhất với tính năng thanh toán, cho phép người dùng có thể quét mã QR để mua sắm tại hơn 200.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc. Qua quá trình triển khai, đến nay đã có hơn 500 điểm chấp nhận thanh toán và hơn 25.000 tài khoản đăng ký Ví điện tử trên Hue-S.

Trong thời gian tới, Hue-S sẽ tiếp tục tích hợp thêm các dịch vụ cơ bản như tiền học phí, tiền viện phí... để người dân Huế ngày càng dễ dàng thanh toán các loại cước phí, nâng cao chất lượng cuộc sống./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh khai thác nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế để tăng tốc xây dựng hạ tầng số Việt Nam
    Từ ngày 2-4/12/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có các cuộc làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Lãnh đạo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu về hạ tầng số và công nghệ số của Ngân hàng Thế giới và các nước trong khu vực Châu Á-Đông Âu.
  • Đông Nam Á sẽ có khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030
    Đông Nam Á dự kiến đạt khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030. Lưu lượng dữ liệu trung bình trên mỗi điện thoại thông minh tại Đông Nam Á dự báo sẽ tăng từ 19 GB/tháng vào năm 2024 lên 39 GB/tháng vào năm 2030.
  • Nghiên cứu về khai thác, sử dụng KOL trong quảng bá hình ảnh quốc gia
    Xác định đội ngũ KOL [1] - những người hiện đang nắm giữ sức mạnh truyền thông số, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ - là một trong những lực lượng chủ lực, lực lượng truyền thông mới của hoạt động thông tin đối ngoại và quảng bá hình ảnh quốc gia trên không gian mạng.
  • Chuyển đổi số góp phần phát triển bền vững cuộc sống người dân miền núi
    Có thể nói mục tiêu tổng quát của Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 hướng đến nhiều vấn đề, nội dung quan trọng, tất cả vì sự tiến bộ, phát triển, tăng trưởng bền vững cuộc sống cho mọi đối tượng đồng bào, người dân.
  • Người hùng ở bản Nùng Khâu Vai
    Lương Văn Hùng, chàng trai người Nùng (xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) là một trong những người đầu tiên trong bản đốt đuốc, lội bộ xuống huyện để học chữ. Anh cũng là người tiên phong làm du lịch, nuôi cá trên thượng nguồn sông Nho Quế…, tự mình xóa nghèo và giúp cả bản làng cùng thoát nghèo.
  • Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả, sát thực tiễn của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới
    Trong những năm qua, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Thành công đó có sự đóng góp quan trọng của công tác thông tin đối ngoại.
  • Xây dựng đô thị thông minh tạo hệ sinh thái bền vững cho Việt Nam
    Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh trở thành một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn vào quản lý đô thị không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động báo chí tại Việt Nam
    Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với lĩnh vực báo chí, công nghệ AI đem đến nhiều bước ngoặt mang tính đột phá trong quy trình sáng tạo, sản xuất nội dung, trong hoạt động xuất bản cũng như làm thay đổi vai trò và vị thế của thế hệ công chúng số trong việc tiêu thụ các sản phẩm báo chí.
  • 3M kỷ niệm 30 năm đồng hành phát triển tại Việt Nam
    Ngày 4/12/2024, Tập đoàn 3M - một công ty khoa học toàn cầu - chính thức kỷ niệm 30 năm thành lập tại Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1994, 3M đã trở thành một đối tác quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp và kinh tế của đất nước.
  • Đa dạng hóa nguồn lực để phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
    Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh các giải pháp nhằm huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi.
Người dân Thừa Thiên Huế đã có thể thanh toán hóa đơn tiền nước qua Hue-S
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO