Kon Tum hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số

T.H| 21/11/2020 15:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuối tháng 11-2020, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Công văn số 4419/UBND-KGVX về việc phối hợp triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên địa bàn tỉnh.

Theo Kế hoạch, mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là 100% đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố được trang bị các thiết bị phục vụ việc số hóa sản xuất Chương trình phát thanh.

100% người làm việc tại đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

100% đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố được trang bị hệ thống truyền thanh không dây và hoạt động thường xuyên.

100% đài truyền thanh cấp xã thuộc địa bàn huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tiếp được sóng truyền thanh của đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố.

100% các thôn (làng), khu dân cư được trang bị cụm loa truyền thanh không dây phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền.

Kon Tum hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số  - Ảnh 1.

Lợi ích của Truyền hình kỹ thuật số

Bởi vậy, để việc hỗ trợ đầu thu số cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiến độ, đúng quy định; UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền về thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đối với trạm phát chính và trạm phát lại trên địa bàn tỉnh từ 00 giờ ngày 28/12/2020.

Kiểm tra, giám sát việc triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên địa bàn tỉnh theo quy định; phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổng hợp, xác nhận danh sách đối tượng đã lắp đặt/không lắp đặt đầu thu số trên địa bàn tỉnh;

Hướng dẫn các địa phương trong việc nghiệm thu, xác nhận danh sách đối tượng đã lắp đặt/không lắp đặt đầu thu số; cử cán bộ làm đầu mối phối hợp với đơn vị liên quan trong quá trình triển khai lắp đặt, bàn giao bộ đầu thu truyền hình số trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên địa bàn huyện về thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đối với trạm phát chính và trạm phát lại;

Phổ biến, tuyên truyền cho người dân, các hộ nghèo hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ trên địa bàn huyện, thành phố về chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số của Nhà nước và kế hoạch triển khai lắp đặt, bàn giao đầu thu cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo được nhận hỗ trợ.

Phối hợp kiểm tra, hỗ trợ nhà thầu và xác nhận bổ sung, cập nhật trong quá trình lắp đặt của nhà thầu các thông tin còn thiếu, chưa chính xác đối với những hộ trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được tổng hợp, phê duyệt; cử cán bộ làm đầu mối phối hợp trong quá trình triển khai lắp đặt, bàn giao bộ đầu thu truyền hình số trên địa bàn đảm bảo tiến độ, đúng đối tượng theo quy định.

Kon Tum hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số  - Ảnh 2.

Đài PTTH không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình

Bên cạnh đó, Đài PT-TH tỉnh cũng triển khai các giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng, thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình, đẩy mạnh hợp tác sản xuất, trao đổi chương trình đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền và phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí của người dân trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu, xây dựng kế hoạch với những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng công tác phát thanh, truyền hình để phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Kon Tum hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO