Long An: Chủ động đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

T.H| 26/10/2021 15:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Long An là địa phương luôn đi đầu trong việc cải cách thủ tục hành chính ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, với sự chủ động, tích cực của các đơn vị, sở, ban, ngành và địa phương, đã thu được nhiều kết quả quan trọng trong cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.

Trong thời gian qua, rất nhiều sở ngành làm tốt lĩnh vực cải cách hành chính (CCHC), đi đầu là Sở Thông tin và Truyền thông Long An, đơn vị này đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Hiện nay, đơn vị cũng đã triển khai 6 dịch vụ công trực tuyến mức mức độ 4 gồm cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; giấy phép xuất bản tin (trong nước); giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính, cho phép họp báo (trong nước); đăng ký sử dụng máy photocopy màu và máy in có chức năng photocopy màu. Qua đây, giúp người dân, doanh nghiệp đăng ký, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính qua mạng.

Bên cạnh đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh Long An đi vào hoạt động từ tháng 10/2016, được đánh giá là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của tỉnh trong năm và tốp 12 trung tâm được triển khai, thực hiện trong cả nước vào thời điểm đó. Việc thành lập trung tâm là yêu cầu bức thiết, thể hiện tư duy đổi mới, ý chí quyết tâm cải cách hành chính của cả hệ thống chính trị trong đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa liên thông của tỉnh; khắc phục những bất cập trong việc phối hợp giải quyết thủ tục hành chính tại các sở, ngành của tỉnh Long An trong thời gian qua....

Hướng tới xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đề ra trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đó, cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào 6 nội dung, đó là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công và Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

Trọng tâm cải cách hành chính 10 năm tới là: Cải cách thể chế, trong đó tập trung rà soát hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

Bên cạnh đó, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cũng đề ra 6 giải pháp thực hiện nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh như: (1) Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; (2) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội; (3) Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực cho cải cách hành chính; (4) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với tạo động lực cải cách trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (5) Đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính và (6) Hiện đại hóa hành chính.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Long An: Chủ động đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO