Cố vấn Nhà Trắng kiêm Giám đốc Công nghệ Mỹ Michael Kratsios cho biết: Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) sẽ có thể đấu giá dải tần này cho các nhà mạng như Verizon Communications và AT&T từ tháng 12/2021 và ngành di động có thể sử dụng dải băng tần này vào mùa hè 2022.
Cố vấn Michael Kratsios cho hay: "Động thái này của Mỹ giúp tối đa hóa tính khả dụng của phổ tần 5G mà không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia".
Giám đốc CNTT Bộ Quốc phòng Mỹ Dana Deasy cho biết, trước đây băng gần này được quân đội sử dụng cho các hoạt động radar quan trọng bao gồm phòng thủ tên lửa phòng không.
Chủ tịch FCC Ajit Pai cho biết, phổ tần số trung bình được coi là quan trọng đối với 5G, vì nó đáp ứng cả vùng phủ sóng và khả năng truyền tải lượng lớn dữ liệu.
Mạng di động 5G thế hệ tiếp theo dự kiến cho phép kết nối và truyền video tốc độ cao cũng như ô tô tự lái, cùng với các ứng dụng khác.
FCC đã và đang làm việc để đáp ứng đủ phổ tần cho mạng 5G và xử lý lưu lượng truy cập Internet, di động ngày càng tăng. Việc phân bổ lại phổ tần này là một phần của nỗ lực đó.
Ngày 10/8, Chủ tịch FCC đã đánh giá cao công bố này của Nhà Trắng, đồng thời cho biết FCC mong muốn nhanh chóng áp dụng các quy định dịch vụ để đưa phổ tần ra thị trường.
Vào tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ chỉ đạo Bộ Thương mại xây dựng chiến lược phổ tần quốc gia toàn diện dài hạn để chuẩn bị cho mạng di động 5G. Tổng thống Trump đã thành lập lực lượng đặc trách về chiến lược phổ tần của Nhà Trắng và yêu cầu các cơ quan liên bang báo cáo về nhu cầu phổ tần cũng như xem xét cách chia sẻ phổ tần với người dùng thuộc khu vực tư nhân.
Tập đoàn di động CTIA, Mỹ cũng hoan nghênh thông báo này. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành CTIA Meredith Attwell Baker, trong một tuyên bố cho biết: "Việc mở khối phổ tần trung quan trọng này cho các hoạt động thương mại toàn diện sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của Mỹ trong hệ sinh thái 5G" .