Truyền thông

Năm nhóm nhiệm vụ quan trọng về Thông tin đối ngoại

Trường Thanh 13/10/2023 08:30

Thủ tướng nhấn mạnh, công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) đã có những bước phát triển ấn tượng; thông tin ngày càng nhanh chóng, toàn diện, có bản sắc, là cầu nối để cộng đồng quốc tế hiểu rõ, hiểu đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Tối 12/10, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác TTĐN và các cơ quan liên quan phối hợp tổ chức lễ trao Giải thưởng toàn quốc về TTĐN lần thứ IX. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại sự kiện.

tt-pham-minh-chinh.jpeg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ trao Giải thưởng toàn quốc về TTĐN lần thứ IX

Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác TTĐN Nguyễn Trọng Nghĩa; Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; đại diện các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; lãnh đạo các cơ quan truyền thông, báo chí, xuất bản; các tác giả, nhóm tác giả đạt giải.

Giải thưởng toàn quốc về TTĐN nhằm ghi nhận, tôn vinh những tác giả, tác phẩm, sản phẩm xuất sắc trong lĩnh vực TTĐN và góp phần tăng cường quảng bá thành tựu phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực.

Giải thưởng lần thứ IX do TTXVN là cơ quan thường trực. Sau 4 tháng phát động (từ 29/3 - 31/7/2023) Ban Tổ chức đã nhận được 1.456 tác phẩm, sản phẩm, công trình dự giải, tăng 30% so với kỳ giải thưởng trước. Ban Tổ chức đã chọn để trao giải cho 110 tác phẩm, sản phẩm, công trình.

Công tác TTĐN đã có những bước phát triển ấn tượng

Phát biểu tại Lễ trao giải, Thủ tướng nhấn mạnh, trước kia, Việt Nam đã ghi đậm dấu ấn là hình ảnh của dân tộc yêu chuộng hòa bình, quật cường, mưu trí, dũng cảm đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay, bạn bè quốc tế còn biết đến một Việt Nam an toàn, thân thiện, ổn định, hội nhập và phát triển. Đóng góp quan trọng vào niềm tự hào chung đó có vai trò của hoạt động truyền thông nói chung, công tác TTĐN nói riêng.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam ngày nay là 1 trong 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Việt Nam ngày nay sẵn sàng chào đón bạn bè quốc tế đến với một đất nước độc lập, tự chủ, hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Thời gian qua, bối cảnh tình hình có nhiều thách thức bất thường, chưa từng có tiền lệ. Nhờ có sự đoàn kết và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cùng với sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa qua: "…Kinh tế nước ta vẫn tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của kinh tế toàn cầu…" và "đặc biệt các hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động, liên tục và là điểm sáng nổi bật của năm 2023."

“Đóng góp vào những thành tựu đó có vai trò rất quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng, đối ngoại nói chung; TTĐN nói riêng. Công tác TTĐN đã có những bước phát triển ấn tượng; thông tin ngày càng nhanh chóng, toàn diện, có bản sắc, là cầu nối để cộng đồng quốc tế hiểu rõ, hiểu đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng cũng cho biết, các quốc gia và nhân dân thế giới chia sẻ, ủng hộ quan điểm của Việt Nam đối với những vấn đề quốc tế; quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc và những thành tựu phát triển của đất nước ta. TTĐN là cầu nối truyền tải các vấn đề quốc tế đến các tầng lớp nhân dân; góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và khát vọng vươn lên; kết nối Việt Nam với quốc tế; đồng thời góp phần huy động nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước; đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động.

Điều này đã được thể hiện qua hơn 1.400 tác phẩm, sản phẩm TTĐN có nội dung đặc sắc, giàu tính đổi mới, sáng tạo của mùa giải năm nay. Các chủ đề bao quát các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hóa quan trọng của đất nước, thể hiện nét đẹp truyền thống của tình đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của Nhân dân, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Hình thức thể hiện đa dạng, độc đáo, hiện đại, đáp ứng nhu cầu, thói quen tiếp cận thông tin của các tầng lớp nhân dân ở trong nước và nước ngoài, các bạn bè quốc tế. Việc này thể hiện tinh thần tích cực, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan nghiên cứu, tổ chức, cá nhân, nghệ sỹ, chuyên gia, học giả…

Trong đó, 110 tác phẩm được lựa chọn, vinh danh ngày hôm nay thực sự là những tác phẩm nổi bật, mang tính lan tỏa cao, là sản phẩm đong đầy tâm huyết, trách nhiệm và tình cảm đối với đất nước Việt Nam của tất cả các tác giả trong và ngoài nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, kể từ khi ra đời đến nay, Giải thưởng toàn quốc về TTĐN đã thực sự khẳng định được "thương hiệu" của mình, không chỉ là ngày hội của những người làm công tác TTĐN mà còn là sự kiện hấp dẫn, tạo được tiếng vang lớn trong dư luận xã hội, thu hút sự quan tâm, theo dõi của đồng bào, khán giả trong và ngoài nước.

“Trước yêu cầu và nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới, tôi mong muốn và tin tưởng công tác đối ngoại và TTĐN sẽ phát huy những thành tựu đã đạt được; tiếp tục có những bước phát triển mới để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng chúc mừng, cảm ơn các cá nhân, tập thể trong và ngoài nước đã tham gia và đoạt Giải thưởng toàn quốc về TTĐN lần thứ IX.

Tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đã trao 8 giải Nhất, 22 giải Nhì, 30 giải Ba và 50 giải Khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả xuất sắc nhất tham dự Giải thưởng.

giai-nhat.jpeg
giai-nhi.jpeg
giai-ba.jpeg

Năm nhóm nhiệm vụ quan trọng về TTĐN

Để làm tốt hơn nữa công tác truyền thông nói chung, công tác TTĐN nói riêng, Thủ tướng đề nghị các cơ quan liên quan, các chiến sĩ trên mặt trận TTĐN tập trung:

Một là, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác đối ngoại và TTĐN gắn với việc triển khai hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh của Nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hai là, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam, nhất là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã đạt được; về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc; về con người Việt Nam anh hùng, thủy chung, thân thiện, nghĩa tình và yêu chuộng hòa bình. Qua đó, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh bên trong và bên ngoài, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Ba là, không ngừng đổi mới, sáng tạo về phương thức, nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức thuyết phục của công tác đối ngoại và TTĐN.

Chúng ta phải viết nên những câu chuyện sinh động, cuốn hút, giàu bản sắc, mang đậm tính dân tộc, để thế giới biết, hiểu, đồng hành, tin tưởng, yêu mến, ủng hộ Việt Nam; đưa các thông điệp của Việt Nam mà bạn bè quốc tế quan tâm. Đồng thời, kêu gọi sự hỗ trợ, ủng hộ của các nước để góp phần làm nên một Việt Nam tỏa sáng trong lòng bạn bè quốc tế; cùng nhau vượt qua những thách thức chung của các dân tộc và của toàn cầu, của nhân loại”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bốn là, tăng cường đầu tư cho công tác TTĐN; quan tâm đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho đội ngũ những người làm công tác TTĐN phù hợp với điều kiện của đất nước; hoạt động ngày càng chuyên nghiệp và nhân văn; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, sâu sắc về khoa học và công nghệ.

Đồng thời, huy động được sức mạnh của người dân, nhất là các bạn trẻ, để "Mỗi một người dân là một vị đại sứ trong công tác TTĐN; mỗi một người bạn trên khắp 5 châu phải trở thành nhịp cầu gắn kết chặt chẽ thế giới với Việt Nam".

Năm là, kết hợp hài hòa giữa "xây" và "chống", trong đó lấy "xây" là chủ đạo. Đấu tranh, phản bác kịp thời, hiệu quả thông tin xấu, độc, phản cảm, chống phá Đảng và Nhà nước, chống phá Nhân dân; Chú trọng công tác dự báo, kịp thời nắm bắt các luồng thông tin dư luận trong và ngoài nước để phục vụ công tác đối ngoại và TTĐN./.

Bài liên quan
  • Đẩy mạnh hoạt động xuất bản sách thông tin đối ngoại
    Năm 2020, NXB Thông tin và Truyền thông đạt Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VI cho cuốn sách: “Liên Xô và Việt Nam trong những năm chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954”. Để hiểu rõ hơn về công tác xuất bản mảng sách này, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với bà Ngô Thị Mỹ Hạnh - Phó giám đốc NXB TT&TT.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Năm nhóm nhiệm vụ quan trọng về Thông tin đối ngoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO