năng suất lao động

  • Cách quan trọng để giảm nghèo là tăng việc làm có năng suất cao
    Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc giảm nghèo đa chiều nhờ tăng việc làm năng suất cao; cải thiện các dịch vụ xã hội và mở rộng hệ thống bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, tính dễ bị tổn thương và chênh lệch vẫn là những thách thức lớn.
  • Tận dụng cơ hội dân số vàng để tăng năng suất lao động
    Việt Nam có cơ cấu “dân số vàng” với lực lượng lao động dồi dào khoảng 51,6 triệu người, chiếm trên 55% dân số. Tuy nhiên, theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, Việt Nam đang ở giai đoạn cuối của dân số vàng cũng đồng thời đã bước vào giai đoạn già hoá dân số, nếu không tận dụng được cơ hội dân số vàng để cải thiện năng suất lao động, thì dư lợi dân số sẽ về âm.
  • Xây dựng Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng
    Năng suất lao động là một yếu tố mang tính quyết định đối với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung cũng như của từng địa phương và của khu vực doanh nghiệp nói riêng.
  • Ngành thuỷ sản Việt Nam nỗ lực chuyển đổi số để tăng năng suất lao động
    Trong giai đoạn 2016-2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mặc dù có năng suất lao động thấp nhất trong 3 khu vực kinh tế nhưng lại là khu vực có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất (10,62%). Xuất khẩu thuỷ sản đứng vào thứ hạng cao trên thế giới (xuất khẩu tôm đứng thứ 3) nhưng để đáp ứng đúng yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu, ngành thuỷ sản đang có nhiều việc phải làm để nâng cao năng suất, chất lượng.
  • Thiếu hụt nhân lực đang ảnh hưởng đến năng suất ngành dịch vụ du lịch
    Nói đến năng suất lao động, người ta hay nghĩ đến các ngành sản xuất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhóm ngành dịch vụ đang có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước. Đặc biệt phải kể đến đóng góp của hoạt động du lịch. Việc nâng cao năng suất sử dụng các nguồn lực từ dịch vụ du lịch đang là vấn đề đặt ra.
  • Năng suất của nhà khoa học và năng suất khu vực dịch vụ công
    Chúng ta nói đến năng suất lao động thường gắn với chất lượng sản phẩm và bởi vậy khi nói đến năng suất thường được liên hệ ngay đến khu vực làm ra sản phẩm như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… Thế còn năng suất lao động của khu vực khoa học công nghệ và dịch vụ công thì sao? Có gì đặc biệt trong năng suất của nhà khoa học?
  • Giải bài toán năng suất lao động Việt Nam
    Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì giáo dục và đào tạo giữ vai trò quyết định. Nhưng một khi ngành giáo dục và đào tạo còn chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nước thì năng suất lao động thấp vẫn sẽ là lực cản lớn đối với sự phát triển”- PGS.TS Vũ Hoàng Ngân (Đại học Kinh tế Quốc dân).
  • Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế khiến năng suất lao động chưa cao
    Chiều ngày 5/11, cuối phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ sẽ có cơ chế tiền lương phù hợp để khuyến khích tăng năng suất lao động đang được đánh giá là thấp hơn nhiều nước trong khu vực.
  • Đại biểu Quốc hội lo lắng vấn đề cải thiện năng suất lao động
    Trong hai ngày 27-28/10/2022 của Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Rất nhiều đại biểu bày tỏ vui mừng trước sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, với dự kiến năm 2022 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu so với kế hoạch Quốc hội giao. Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến lo ngại về nghịch lý đang diễn ra: đó là năng suất lao động chưa cao, trong khi trình độ lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng tăng.
  • KHCN ngày càng thể hiện rõ vai trò trong phát triển kinh tế, xã hội
    Bộ KH&CN phải thực hiện mạnh mẽ hơn nữa việc công khai, minh bạch mọi khâu trong thực hiện chương trình, nhiệm vụ KHCN; kiên trì, thuyết phục trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý, tài chính khoa học”.
  • Thông điệp của Chính phủ: Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi
    Phát biểu tại chương trình Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính họ sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển.
  • Phát triển thị trường KH&CN là giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo
    Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định: "Phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN. Kết nối có hiệu quả các sàn giao dịch công nghệ quốc gia với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN ở các địa phương…".
  • Tăng năng suất nội ngành thay vì dịch chuyển cơ cấu lao động
    Trong hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để cải thiện năng suất lao động. Trong đó việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp đóng góp vai trò quan trọng. Tuy nhiên, đến nay sự đóng góp này có lẽ đã đến điểm bão hòa cho nên Việt Nam phải tìm ra cách giải mới để tăng năng suất lao động.
  • Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh
    Ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, trong nhiều thế kỷ phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh, khoa học và công nghệ tác động quan trọng tới việc nâng cao năng suất lao động. Sự thành công thần kỳ của các nước châu Á trong phát triển kinh tế, khởi đầu bởi Nhật Bản và tiếp theo là Hàn Quốc, dựa trên cách thức khá giống nhau, trong đó, khoa học công nghệ đều được coi là động lực chủ đạo.
  • Chất lượng nguồn nhân lực và chuyển đổi số quyết định năng suất lao động
    Năm 2022, bức tranh toàn cảnh về năng suất lao động (NSLĐ) Việt Nam xuất hiện một vài điểm sáng, nhất là về lực lượng lao động, góp phần tăng năng suất lao động, phục hồi kinh tế và kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, những điểm sáng đó vẫn chưa đủ để nâng năng suất lao động Việt Nam sánh bằng với các nước trong khu vực. Đây là nhận định mới đây của TS. Cao Thị Hà (Học viện hành chính Quốc gia).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO