Kinh tế số

Nền tảng cung cấp “dữ liệu sống” kết nối nguồn vốn vay

PV 29/05/2025 19:55

Trong khuôn khổ sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025 diễn ra hôm nay 29/5, sản phẩm nền tảng số MISA Lending của công ty Cổ phần MISA đã được giới thiệu, được đánh giá cao bởi tạo ra được những kết quả tích cực trong lĩnh vực tài chính số hiện nay.

Giúp ngân hàng đánh giá rủi ro

Theo đó, tại sự kiện, khi ghé thăm gian trưng bày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã được đại diện công ty MISA, bà Nguyễn Thị Ngoan vinh dự giới thiệu về sản phẩm MISA Lending, một giải pháp kết nối nguồn vốn vay, đồng thời là một nền tảng số đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, giúp giải quyết bài toán tiếp cận vốn vay tín chấp cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Báo cáo nhanh, bà Nguyễn Thị Ngoan cho biết, sản phẩm MISA Lending có khả năng kết nối các doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ với các ngân hàng và tổ chức tài chính nhằm hỗ trợ vay vốn thông qua dữ liệu trên phần mềm MISA. Hơn nữa, nền tảng MISA Lending có thể cung cấp “dữ liệu sống” để ngân hàng đánh giá rủi ro trong thời gian thực, do vậy hạn chế được nhiều rủi ro cho Ngân hàng.

z6651630771312_2651f1a853cd54c22e241207b3485c8d.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày của MISA.

Đến nay, với 300.000 DN sử dụng giải pháp cloud của MISA, "MISA Lending không chỉ kiến tạo quy trình vay vốn đột phá, giúp DN chỉ mất 5 phút hoàn thiện hồ sơ, 1 ngày được phê duyệt và không cần tài sản đảm bảo với mong muốn phá vỡ rào cản của vay truyền thống”, bà Nguyễn Thị Ngoan cho biết.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Ngoan, các DN nhỏ và siêu nhỏ hiện nay đang gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay tín chấp của ngân hàng. 97% DN Việt Nam thuộc nhóm nhỏ và siêu nhỏ, do vậy, nếu giải quyết được bài toán cho tập khách hàng này sẽ là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời giúp ngân hàng tiếp cận một thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ.

Đặc biệt, sức mạnh của MISA Lending còn có thể giúp các DN huy động vay vốn đạt ngân hàng đạt: 10.500 tỷ đồng hạn mức tín dụng được cấp, 22.500 tỷ đồng vốn đã giải ngân, với tỷ lệ vay thành công lên đến 30%, gấp 10 lần so với các mô hình vay truyền thống.

Thúc đẩy mạnh mẽ mô hình MISA Lending

Với những ưu điểm vượt trội tạo ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sản phẩm số MISA Lending. Thủ tướng nhấn mạnh đây là giải pháp giúp “ai cũng có thể vay vốn được” và khích lệ MISA tiếp tục đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa mô hình này.

Cũng ở quan điểm là đơn vị cho vay, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, MISA Lending đang đồng hành cùng ngành ngân hàng chuyển đổi số, hỗ trợ DN vay vốn dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế, không cần tài sản đảm bảo mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ thành công cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nước.

z6651607654789_38593487b40ddb0cfb4aeadabe4dce8b-1-.jpg
MISA Lending đang đồng hành cùng ngành ngân hàng chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế.

Như vậy có thể nói sản phẩm MISA Lending đang hứa hẹn mở ra thị trường huy động vốn mới hiệu quả, và đây cũng chính là công cụ số cần thiết, quan trọng để mở ra các cơ hội mới thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tất cả vì mục tiêu phát triển, đồng hành cùng DN, từ đó gia tăng, mở rộng các nguồn vốn nhanh chóng, thuận tiện và minh bạch.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Từ 5 trục kết nối dưới đáy biển đến tuyến cáp quốc tế đầu tiên do người Việt làm chủ
    Với hệ thống cáp biển đa hướng, dung lượng lớn và chiến lược làm chủ công nghệ, Viettel không chỉ dẫn dắt thị trường viễn thông, mà đang giữ vai trò tiên phong trong việc kiến tạo hạ tầng số quốc gia.
  • Liên hợp quốc công bố các giải pháp bền vững, toàn diện dựa trên KHCN, ĐMST và chuyển đổi số
    Với chủ đề "Thúc đẩy các giải pháp bền vững, toàn diện, dựa trên khoa học và bằng chứng cho Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững, hướng đến mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau", Diễn đàn Chính trị Cấp cao về Phát triển Bền vững (HLPF) 2025 đã diễn ra từ ngày 14/7 - 23/7/2025, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Kinh tế và Xã hội tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Mỹ.
  • Đại học Phenikka hướng tới mô hình Đại học đổi mới sáng tạo
    Mục tiêu của Đại học Phenikaa tới năm 2030 là phát triển thành công ít nhất 2 công nghệ lõi thuộc công nghệ chiến lược cấp quốc gia; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như các công nghệ: bán dẫn, tự hành, tích trữ năng lượng, y - sinh, vật liệu tiên tiến.
  • Bộ KH&CN kiểm tra toàn diện công tác ứng phó bão Wipha tại Thanh Hoá
    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đức Long biểu dương và ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hoá trong công tác ứng phó với bão số 3 - Wipha.
  • Chip ADC của CT Group làm được những gì?
    Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia. Đây có thể gọi là bước đột phá cực lớn của ngành bán dẫn tại Việt Nam và qua đó, khẳng định khả năng tự thiết kế chip, làm chủ công nghệ lõi của đội ngũ kỹ sư người Việt – từ công ty Diginal (một thành viên Tập đoàn CT Group).
  • Việt Nam trong Top 10 thế giới về Chỉ số AI
    Việt Nam vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới khi xếp thứ 6/40 quốc gia/vùng lãnh thổ về Chỉ số AI do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu (WIN) công bố tháng 7/2025.
  • Văn hoá "làm việc khó" giúp Viettel làm chủ cáp quang biển
    Các tuyến cáp quang biển sẽ đặt nền móng để Việt Nam trở thành trung tâm dữ liệu khu vực, thúc đẩy kinh tế số và vươn tầm quốc tế. Với hệ thống cáp biển đa hướng, dung lượng lớn và chiến lược làm chủ hoàn toàn về công nghệ, Tập đoàn Viettel đang khẳng định bản lĩnh và vị thế trong việc làm chủ hạ tầng kết nối quốc tế, phục vụ cho chiến lược phát triển hạ tầng số quốc gia.
  • Máy chủ Microsoft SharePoint bị tấn công, ảnh hưởng đến 100 tổ chức
    Theo Reuters, tính đến ngày 21/7, chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn nhắm vào phần mềm máy chủ Microsoft SharePoint đã khiến 100 tổ chức bị ảnh hưởng, chủ yếu ở là Mỹ và Đức.
  • Nhà mạng, bưu điện vừa chống bão Wipha vừa đảm bảo thông tin liên lạc, lưu thông hàng hóa
    Thực hiện chỉ đạo của Bộ KH&CN về đảm bảo hạ tầng viễn thông, vận chuyển để ứng phó bão Wipha, các doanh nghiệp viễn thông, bưu chính đã nỗ lực chuẩn bị các phương án ứng phó bão đảm bảo an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt.
  • Bộ KH&CN tổ chức đấu giá lại hai khối băng tần cho mạng 4G, 5G
    Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’.
Nền tảng cung cấp “dữ liệu sống” kết nối nguồn vốn vay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO