Được Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 Quốc gia công bố theo hình thức trực tuyến tối 28/8, nền tảng còn hướng đến tập trung kết nối và hỗ trợ tư vấn cho 3 nhóm người dùng: Liên quan đến COVID-19; không mắc COVID-19 nhưng cần tư vấn sức khỏe, hỗ trợ chuyên khoa thường xuyên; người dân cần hỗ trợ về vấn đề tâm lý do ảnh hưởng của dịch. Đồng thời, hướng đến sớm tích hợp thêm các tính năng hỗ trợ, kết nối cộng đồng về lĩnh vực: Nhu yếu phẩm, trợ giúp giáo dục, việc làm…
Giải pháp số ưu Việt cần thiết
TS. Trần Việt Hùng, người đồng sáng lập Dự án nền tảng "Giúp tôi" cho biết cóthực trạng hiện F0 và Fx trong cộng đồng không tiếp cận được với y tế ngày càng tăng. Đặc biệt, nếu có các ca F0 đang cách ly tại nhà thì họ sẽ được chăm sóc, chữa trị thế nào? Và liệu khi chậm tiếp nhận bệnh nhân F0 thì hậu quả sẽ thế nào... Trả lời cho các câu hỏi đó, nền tảng "Giúp tôi" chính là một giải pháp số ưu Việt, quan trọng, cần thiết.
"Giải pháp ngay từ khi mới chỉ là đề án nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ các cơ quan quản lý như: Bộ TT&TT, Y Tế, KH&CN, Trung tâm Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 Quốc gia và sự đóng góp của đông đảo các Y, bác sĩ, chuyên gia công nghệ, các tình nguyện viên…", ông Hùng chia sẻ.
Ông Hùng còn cho biết, nền tảng chính là sự kết tinh của trí tuệ, công sức tâm huyết, sự nhiệt thành của các tri thức là các chuyên gia CNTT hàng đầu trong nước và quốc tế; chuyên gia có chuyên môn sâu, tầm nhìn chiến lược của ngành Y tế và lãnh đạo các bác sĩ tại các bệnh viện…
Với sự nỗ lực, tích cực cấp tốc này, chỉ trong 02 tuần xây dựng xong giải pháp kỹ thuật và trong 01 tháng hoàn thành các quy trình vận hành, nền tảng đã được ra đời chính thức nhưng bước đầu đã giải quyết được bài toán huy động được tất cả các y, bác sỹ, các chuyên gia trong nước và nước ngoài, không kể thời gian, phụ thuộc vào vị trí địa lý đều có thể góp sức giúp đỡ, kết nối với người dân thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid -19 hiệu quả.
Trên quan điểm nhấn mạnh về các ưu điểm về giải pháp công nghệ, kỹ thuật, ông Hùng khẳng định, nền tảng là một sự hợp tác của người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cùng nắm tay nhau, giúp đỡ nhau hướng về tương lai quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.
Ưu điểm nhân văn của hệ thống
ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thành viên nhóm cố vấn dự án cho rằng, trước tình hình dịch diễn biến rất phức tạp, chủ trương hướng dẫn để người bệnh được theo dõi, điều trị tại nhà là nhu cầu tất yếu. Do đó, nền tảng ra đời đã giúp người dân có kênh thông tin quan trọng, tư vấn khách quan, khoa học, hiệu quả để vượt qua đại dịch bệnh. Đồng thời, là kênh số để chúng ta tiếp tục phát triển hướng đến các mục tiêu tốt đẹp của hiện tại và trong tương lai khi đại dịch kết thúc.
Đồng quan điểm, BS. Vương Thành Huấn đánh giá thêm, Dự án là một hướng đi mới, mặc dù ra đời "gấp" nhưng đã đảm bảo giải quyết tốt vấn đề bảo mật, đảm bảo sự riêng tư thông tin của người dân trên hệ thống - đây chính ưu điểm "nhân văn" nền tảng mang đến.
Cũng theo BS. Huấn, trong đại dịch, việc ổn định tâm lý con người có vai trò quan trò quan trọng nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh. Khi mọi người dân bị hạn chế di chuyển, thực hiện việc giãn cách xã hội ở nhà lâu ngày, điều này dễ sinh ra các vấn đề stress, ám ảnh bệnh tật… Do đó, khi nền tảng ra đời, người dân chỉ mất vài phút thông qua công nghệ số, và nhờ nền tảng, mọi thắc mắc, lời khuyên đã được đưa ra, giải quyết hết các vấn đề.
"Nền tảng cần được phát triển, lan tỏa để không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ mọi người dân mà ngược lại đang giúp hỗ trợ hệ thống y tế giảm bớt những gánh nặng, khó khăn, quá tải hiện nay", BS Huấn đánh giá.
Ở khía cạnh quan điểm khác, lãnh đạo Công đoàn Y tế Việt Nam, PGS. TS. Phạm Thanh Bình cho rằng nền tảng giúp ngành Y tế giải quyết bài toán quá tải cho các tuyến bệnh viện điều trị. Qua nền tảng tảng, đây sẽ là cơ hội mở phương thức, thói quen khám, chữa bệnh trong tương lai. Tương lai khi người dân muốn khám, chữa bệnh có thể thực hiện các nền tảng số để đặt lịch trước đối với các bác sĩ khám, một hướng đi của Y tế thông minh…
"Công đoàn ngành Y tế mong muốn người dân, cộng đồng cần tích cực lan tỏa sử dụng nền tảng để góp phần với đạt mục tiêu chung chiến thắng dịch bệnh", BS. Bình mong muốn.
Để đảm bảo tăng hiệu quả chương trình và thu hút đông đảo cộng đồng tham gia sử dụng nền tảng, BS. Bình đề xuất, nhất thiết trong quá trình đội ngũ bác sĩ, chuyên gia khi tư vấn nên có sự thống nhất theo khung chuẩn về hướng dẫn tư vấn mà Cục Quản lý khám chữa bệnh nên sớm xây dựng). Đồng thời, Công đoàn Y tế bộ sẽ là đơn vị đầu mối để tập hợp những ý kiến phản hồi hai chiều từ các cán bộ y tế, bác sĩ, chuyên gia tư vấn và người dùng…
Tán thành quan điểm đề xuất về việc cần thiết trong việc phản hồi các ý kiến, TS Hùng nêu quan điểm rõ, Kỹ thuật không có gì hoàn hảo được ngay, tuy nhiên, về mặt công nghệ sẽ đảm bảo tốt nhất về chất lượng. "Nếu như khi có phản hồi, chưa tốt chỗ nào, hạn chế ở đâu… hội đồng dự án sẽ ngay lập tức khắc phục để tối ưu hóa nền tảng", ông Hùng Khẳng định.
Giúp các bệnh nhân khi cách ly tại nhà ổn định tâm lý, không còn tâm trạng hoang mang
Nền tảng ra mắt đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng với nhiều câu hỏi được gửi đến.
Với ý kiến là người dùng ứng dụng, bạn Nguyễn Thị Huyền Trâm, một trường hợp không may mắn khi là F0 đang tự cách ly tại nhà cho biết, khi biết mình mắc bệnh, điều đầu tiên đi kèm trong suy nghĩa là tâm trạng hoang mang, lo lắng - đây là điều đa phần lớn các bệnh nhân khi mắc thường gặp phải.
Tuy nhiên, điều này cũng nhanh chóng bị xua tan bởi lẽ sau khi tìm hiểu và tải app "Giúp tôi!", tại đây các bác sĩ, chuyên gia tư vấn đã ân cần hướng dẫn, chỉ bảo các phương pháp chăm sóc, theo dõi và cung cấp các thông tin bổ ích, cần thiết…
"Nhờ sử dụng nền tảng này, mọi bất an và tâm lý hoang mang đã không còn, quan trọng tinh thần đã thực sự được ổn định, vững tâm vượt qua khó khăn, thử thách của giai đoạn dịch bệnh", Trâm tâm sự.
Đối với các câu hỏi, trong đó như: Vì sao nền tảng chỉ cho phép cuộc gọi giới hạn trong vòng 15 phút?. Trả lời cho câu hỏi này, bà Thủy Nguyễn, người phụ trách công nghệ dự án cho biết, những người làm dự án đã tính toán kỹ đây là khoảng thời gian phù hợp để các bác sĩ, chuyên gia tư vấn sử dụng để trả lời. Định mức thời gian còn là mốc để giúp các bác sĩ tập trung đưa ra các câu trả lời đúng, hiệu quả, phù hợp nhất.
Tuy nhiên, bà Thủy cho biết, tùy trường hợp (khẩn cấp) bác sĩ sẽ kéo dài thời gian nhiều hơn. "15 phút là thời gian đủ để chúng ta phát huy, tiết kiệm, chia sẻ nguồn tài nguyên chung cho nhiều người khác, do vậy để nâng hiệu quả, tăng lợi ích cho người sử dụng nền tảng, các ý kiến nên tập trung vào các vấn đề quan trọng, ưu tiên khi hỏi… Trên thực tế, trong một khoảng thời gian nhất định, nền tảng có thể đáp ứng 5000 yêu cầu cùng một lúc và trong 1 ngày có thể đáp ứng được hơn 300.000 yêu cầu, trong thời gian tới thậm chí còn tăng hơn".
Chia sẻ thêm về mặt công nghệ của ứng dụng Giúp tôi, TS. Hùng khẳng định là người dùng hoàn toàn yên tâm bởi dự án tập hợp được nhiều kỹ sư, nhà sản xuất sản phẩm giỏi, Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia hỗ trợ để nền tảng vận hành tốt. Với các yêu cầu nhanh, sẽ còn nhiều thay đổi, đội ngũ sẽ nhanh chóng đáp ứng, phục vụ tốt nhất cả đội ngũ bác sỹ tư vấn và người dùng. Đội ngũ phát triển nền tảng sẽ liên tục nhận phản hồi, theo dõi các trường hợp tư vấn để đảm bảo làm tốt nhất có thể về công nghệ để hoàn thiện sản phẩm tốt nhất.
Với câu hỏi khác, trong tương lai liệu các nền tảng số Y tế ra đời phục vụ người dân liệu có áp dụng thu phí hay không? Trả lời câu hỏi này, TS. Hùng nhấn mạnh, hiện tại đối với sứ mệnh nền tảng này, mục tiêu duy nhất là giúp "nhanh", "khẩn" dập dịch và dự án chỉ kết thúc khi Chính phủ công bố hết dịch.
"Khi chúng ta trở lại trạng thái bình thường thì việc thu phí hay không thu phí các nền tảng số y tế là chuyện của tương lai, khi đó sẽ luôn cần những phương án hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh, thời điểm thực tại", TS. Hùng nhấn mạnh./.