Ngân hàng thế giới sẵn sàng hỗ trợ quá trình chuyển đổi số và phát triển CPĐT tại Việt Nam

PV| 04/03/2021 09:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (WB), hy vọng sự thành công trong Chính phủ điện tử (CPĐT), quá trình chuyển đối số (CĐS) tại Việt Nam sẽ được mở rộng và WB sẵn sàng hỗ trợ quá trình đó.

Chiều ngày 3/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng đã có buổi tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB).

WB sẵn sàng hỗ trợ quá trình chuyển đổi số và phát triển CPĐT tại Việt Nam - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam. Ảnh: VGP

Bày tỏ vui mừng được gặp lại Giám đốc WB trong đầu năm mới Tân Sửu, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chúc bà Carolyn Turk và các chuyên gia WB tại Việt Nam một năm với những hợp tác thành công.

Bộ trưởng cũng gửi lời cảm ơn của Thủ tướng tới bà Vitoria Kwakwa, Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã ủng hộ việc gia hạn khoản vay cho 9 dự án kết thúc trong năm 2020 và một số dự án kết thúc năm 2021 theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ tại Thư gửi WB tháng 12/2020.

"Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là yêu cầu các bộ làm nhanh, triển khai hiệu quả", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đối với 4 dự án tài khóa 2021, các bộ, cơ quan liên quan đã hoàn thành trình Thủ tướng phê duyệt đề xuất; hiện đang thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư và cố gắng kịp tiến độ tiếp nhận vốn.

Sau khi Việt Nam đã tốt nghiệp vốn IDA của WB, Bộ KH&ĐT đã hoàn thiện Đề án Định hướng thu hút và sử dụng ODA vốn vay ưu đãi giai đoạn 2021-2025. Đây là tài liệu quan trọng hướng dẫn các cơ quan, địa phương và các nhà tài trợ để tổ chức triển khai các dự án ODA giai đoạn tới.

Vui mừng thông tin một số nét về tình hình kinh tế-xã hội (KT-XH) tại Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết Chính phủ đã thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2020 được Quốc hội giao, kết quả đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu chủ yếu.

Trong đó, có thêm 2 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu là: Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 7% (số đã báo cáo là khoảng 1%); tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị đạt 3,88% (số đã báo cáo là 4,39%) và có 4 chỉ tiêu thực hiện tốt hơn so với số ước tính đã báo cáo Quốc hội là: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 2,91% (số đã báo cáo là khoảng 2-3%); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân đạt 3,23% (số đã báo cáo là dưới 4%); Xuất siêu khoảng 20 tỷ USD, tương đương 7,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (số đã báo cáo là xuất siêu 7 tỷ USD, tương đương 2,6% tổng kim ngạch xuất khẩu); Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,85% (số đã báo cáo là 90,7%).

Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm điều kiện kinh doanh, xây dựng CPĐT tại Việt Nam được triển khai mạnh mẽ, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam được cải thiện. Những cải cách này cũng tác động hiệu quả lên các dự án của WB tại Việt Nam.

WB sẵn sàng hỗ trợ quá trình CĐS, phát triển CPĐT

Thay mặt VPCP, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của WB vào thành tựu phát triển KT-XH của Việt Nam, trong đó có việc hỗ trợ tích cực, hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động hợp tác về xây dựng CPĐT như: Tổ chức Đoàn công tác học tập kinh nghiệm tại Malaysia, Pháp, Estonia, cử chuyên gia tư vấn xây dựng các nền tảng của CPĐT hoạt động hiệu quả như Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống E-Cabinet…

Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị WB tiếp tục hỗ trợ VPCP trong xây dựng CPĐT, cử các chuyên gia giỏi cũng như xây dựng Bộ chỉ số đánh giá cải cách của các bộ, địa phương một cách cụ thể, khách quan.

Bày tỏ ấn tượng với các thành tựu, chỉ tiêu mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chia sẻ, bà Carolyn Turk cho biết, trong thời điểm các nền kinh tế đều bị thu hẹp lại, Việt Nam lại có những bước phi thường. Năm 2020 là năm khó khăn đối với cả thế giới và Việt Nam nhưng Việt Nam đã thực sự làm tốt hơn các nước trên thế giới xét về khả năng phản ứng trước đại dịch COVID-19 cũng như hiệu quả về phát triển kinh tế rất đáng kinh ngạc.

Bà Carolyn Turk cũng bày tỏ mong muốn WB và Việt Nam có cuộc thảo luận tầm chiến lược để định hình lại quan hệ đối tác và hướng phát triển trong những năm tới. WB đã có ý tưởng và đang muốn lắng nghe ý kiến từ Chính phủ để nhìn nhận về những giá trị lớn nhất mà WB mang lại.

"WB có thể mang lại nguồn vốn nhưng đây chưa phải là quan trọng nhất trong hỗ trợ của chúng tôi cho Chính phủ Việt Nam; chúng tôi có thể giúp các bạn về năng lực chuyên môn, những hiểu biết từ bên ngoài", bà Carolyn Turk chia sẻ. Đơn cử như trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ duy trì khả năng cạnh tranh của Việt Nam như thế nào? Đây là lĩnh vực mà WB có thể hỗ trợ Việt Nam.

Bà Carolyn Turk cũng hy vọng sự thành công trong CPĐT, quá trình chuyển đối số tại Việt Nam sẽ được mở rộng và WB rất sẵn sàng hỗ trợ quá trình đó.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Ngân hàng thế giới sẵn sàng hỗ trợ quá trình chuyển đổi số và phát triển CPĐT tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO