Nhà sáng lập Got It Hùng Trần, CEO OhmniLabs Vũ Duy Thức tham gia đào tạo chuyển đổi số

PV| 01/05/2021 10:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số (CĐS) đã được khai giảng khóa đầu tiên. Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của đội ngũ giảng viên, diễn giả bao gồm CEO - đồng sáng lập Kambria và OhmniLabs Vũ Duy Thức, đồng sáng lập Got It Trần Việt Hùng….

Nhà sáng lập Got It Hùng Trần, CEO OhmniLabs Vũ Duy Thức tham gia đào tạo chuyển đổi số ở Việt Nam - Ảnh 1.

Đồng sáng lập Got It Hùng Trần (ngoài cùng bên phải) sẽ tham gia việc giảng dậy tại chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng CĐS

Chương trình đào tạo đến ngày 11/5/2021

Sự kiện khởi động chương trình hợp tác đào tạo CĐS được Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), Đại học (ĐH) Văn Lang và Công ty CP Viet Lotus phối hợp tổ chức tại TP. HCM mới đây, khi mà CĐS đang là xu thế tất yếu trên toàn cầu trong thời đại ngày nay. Từ đó mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam để bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia.

Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều nước trên thế giới đã và đang triển khai chiến lược CĐS quốc gia toàn diện, trải rộng trên các lĩnh vực như: chính phủ số (dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở,…), kinh tế số (tài chính số, thương mại điện tử,…), xã hội số (giáo dục, y tế, văn hóa,…). Đặc biệt, sau những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu, vai trò của công nghệ đối với sự phát triển của quốc gia càng được khẳng định, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp (DN), cá nhân phải chuyển mình.

Để bắt kịp xu thế chung của thế giới, trong thời gian qua, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh CĐS quốc gia. Góp phần vào công cuộc chung của đất nước, Trường Đại học Văn Lang, Công ty CP Viet Lotus phối hợp với Cục Tin học hoá tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo CĐS dành cho các đơn vị trong cả nước có nhu cầu.

Khóa đầu tiên của chương trình hợp tác đào tạo CĐS diễn ra từ nay đến ngày 11/5/2021, có 57 học viên tham dự theo cả hình thức online và offline. Trong đó, 35 học viên học offline đến từ ĐH Văn Lang, Học viện cán bộ TP. HCM, ĐH An ninh Nhân dân và ĐH Nguyễn Tất Thành; 22 học viên tham gia khóa học theo hình thức online đến từ các Sở TT&TT Bình Dương, Bến Tre, Kiên Giang và ĐH An ninh Nhân dân.

Góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam trở thành quốc gia số

Chương trình đào tạo có sự tham gia của đội ngũ giảng viên, diễn giả là những chuyên gia uy tín như: TS. Vũ Duy Thức, chuyên gia công nghệ tại Silicon Valley, CEO - đồng sáng lập Kambria và OhmniLabs; TS. Trần Việt Hùng, CTO, đồng sáng lập Got It; thành viên Tổ tư vấn Ủy ban quốc gia về cải cách giáo dục và đào tạo của Thủ tướng Chính phủ; PGS. TS. Trần Đan Thư, PGS. TS. Bùi Thị Minh Hồng, chuyên gia Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu - AVSE Global; ông Phạm Duy Hiếu, Phó Chủ tịch Quỹ khởi nghiệp DN KH&CN Việt Nam… cùng nhiều giảng viên, chuyên gia của ĐH Văn Lang và các đối tác của Công ty Viet Lotus.

Có tổng thời gian đào tạo 64 giờ gồm 40 giờ lý thuyết và 24 giờ thực hành, chương trình được thiết kế với 8 module kiến thức và kỹ năng về CĐS, cung cấp từ những kiến thức cơ bản đến kiến thức thực tế để triển khai thành công quá trình CĐS cho một tổ chức/DN.

8 module kiến thức và kỹ năng về CĐS gồm có: tổng quan về CĐS, mô hình khung CĐS, các xu hướng công nghệ và ứng dụng trong CĐS, kinh tế nền tảng và sự thay đổi mô hình kinh doanh, quản trị chương trình CĐS, dữ liệu và phân tích trong CĐS, hạ tầng công nghệ cho CĐS.

Chương trình học được xây dựng trên mô hình Blended Learning kết hợp giữa online và offline; trong mỗi module có bài tập thực hành; mỗi lớp học đảm bảo từ 25 - 35 học viên để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Sau khi kết thúc khóa học, các học viên sẽ được truy xuất vào kho học liệu của chương trình và tham gia cộng đồng cựu học viên để kết nối và chia sẻ quá trình triển khai CĐS thực tế tại đơn vị của mình.

Nhà sáng lập Got It Hùng Trần, CEO OhmniLabs Vũ Duy Thức tham gia đào tạo chuyển đổi số ở Việt Nam - Ảnh 2.

Bà Trần Thị Quốc Hiền, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT: chương trình là viên gạch đầu tiên khởi động chương trình đào tạo CĐS

Chia sẻ tại sự kiện, bà Trần Thị Quốc Hiền, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, đây là viên gạch đầu tiên khởi động chương trình đào tạo CĐS. Sau khi thí điểm triển khai, sẽ tổng kết, đánh giá, thẩm định lại để từ đó hướng tới xây dựng Khung chương trình đào tạo CĐS quốc gia chuẩn làm cơ sở cho các bộ, ban, ngành, địa phương xây dựng và triển khai chương trình đào tạo CĐS.

Nói về thỏa thuận mới ký kết giữa Cục Tin học hóa với Đại học Văn Lang và Công ty Việt Lotus, bà Hiền cho hay, tới đây 3 đơn vị sẽ hợp tác triển khai xây dựng khung chương trình đào tạo CĐS quốc gia, sẽ đưa ra nhiều chương trình, nhiều nền tảng hỗ trợ đào tạo về CĐS nhằm tạo ra nhiều giá trị cho đơn vị, ngành, đất nước mình phát triển nhanh và bền vững, góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam trở thành quốc gia số, quốc gia phát triển có thu nhập cao.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Nhà sáng lập Got It Hùng Trần, CEO OhmniLabs Vũ Duy Thức tham gia đào tạo chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO