Chuyển đổi số

Nhiều ứng dụng AI giúp theo dõi và chăm sóc sức khỏe từ xa

Ngọc Diệp 22/11/2024 16:35

Trí tuệ nhân tạo và các giải pháp công nghệ đang góp phần thay đổi cách thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe từ xa.

bai-6_ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-chuyen-doi-so-nganh-y-te.jpeg

Thị trường trí tuệ nhân tạo trong y tế

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trên toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ này giúp cải thiện quy trình chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Theo báo cáo của Allied Market Research, thị trường AI trong y tế ước tính đạt 6,6 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) khoảng 48,1%, đạt khoảng 67,4 tỷ USD vào năm 2027.

Tại các nền y tế phát triển như Mỹ và châu Âu, AI được sử dụng để tối ưu hóa quy trình chăm sóc sức khỏe (CSSK) và quản lý bệnh nhân. Cụ thể, AI phân tích dữ liệu bệnh nhân để phát hiện các mô hình và xu hướng. AI cũng giúp cải thiện độ chính xác trong chẩn đoán, ví dụ trong chẩn đoán hình ảnh y khoa) từ đó giúp dự đoán nguy cơ bệnh tật, tối ưu hóa lịch trình điều trị. Đồng thời, AI hỗ trợ bác sĩ trong việc đưa ra quyết định điều trị dựa trên dữ liệu. AI còn hỗ trợ các bệnh viện tối ưu hóa quy trình quản lý, giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu quả.

Tại hội thảo "Công nghệ trí tuệ nhân tạo - Bước đột phá trong ngành y tế" diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế trang thiết bị y tế và CSSK (Medicare Expo 2024) diễn ra tại TP.HCM chiều 21/11, đại diện Hội Thiết bị Y tế TP.HCM cho biết, tại Việt Nam, AI đang được áp dụng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh, phân tích hình ảnh y khoa, tư vấn và điều trị bệnh dựa trên dữ liệu lịch sử bệnh nhân.

img_3469(1).jpg
Đại diện Hội Thiết bị Y tế TP.HCM chia sẻ thông tin về thị trường AI trong y tế.

Theo một nghiên cứu gần đây, thị trường AI trong y tế ở Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 20% trong vài năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Dự báo của IDC (International Data Corporation) cho thấy thị trường AI tại Việt Nam nói chung, bao gồm cả lĩnh vực y tế, dự kiến sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2025. Các công ty công nghệ lớn trong nước như FPT, VinGroup, Bảo Việt... đang đầu tư vào lĩnh vực AI trong y tế, góp phần thúc đẩy thị trường này.

Nhiều bệnh viện lớn đã ứng dụng AI trong khám chữa bệnh, chẳng hạn như sử dụng các giải pháp AI trong phân tích hình ảnh X-quang, CT, MRI.

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực AI và y tế cũng đang ngày càng nở rộ như một số ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán bệnh trầm cảm, bệnh tiểu đường thông qua các thuật toán học máy.

Ứng dụng AI trong theo dõi và CSSK từ xa

Tại hội thảo, bà Hồ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Khối công nghệ Y tế, TMA Innovation, đã chia sẻ chủ đề: "Ứng dụng AI trong theo dõi và chăm sóc sức khỏe từ xa", mang đến góc nhìn mới mẻ về cách AI đang cách mạng hóa lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng CSSK từ xa.

img_3518(1).jpg
Bà Hồ Thị Hoàng Yến chia sẻ chủ đề: "Ứng dụng AI trong theo dõi và chăm sóc sức khỏe từ xa".

Theo bà Hồ Thị Hoàng Yến, nhu cầu trong CSSK từ xa tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng cao. Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có hơn 16 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số, con số này đang tiếp tục tăng nhanh. Nhìn chung, tuổi thọ của người dân được cải thiện nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại thấp, chỉ đạt 63,2 tuổi khỏe mạnh với nam và 70 tuổi ở nữ.

Mặt khác, Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người từ 18 - 69 tuổi mắc bệnh mạn tính, chủ yếu là bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư. Do đó, việc theo dõi và CSSK tại nhà là rất quan trọng, giúp người dân theo dõi sức khỏe thường xuyên, kiểm soát triệu chứng, nhắc nhở uống thuốc đúng giờ, theo dõi lịch tái khám định kỳ.

Theo Giám đốc Khối công nghệ Y tế của TMA Innovation, các ứng dụng AI phổ biến cho việc CSSK từ xa đó là: Phân tích tự động và cảnh báo kịp thời; đánh giá tình trạng sức khỏe (giấc ngủ, nhịp tim, huyết áp...); số hóa (nhận dạng hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, chứng từ...) và dự báo các biến chứng.

Bà Hồ Thị Hoàng Yến đã thông tin về giải pháp theo dõi sức khỏe từ xa của TMA. Đây là giải pháp giám sát sức khỏe từ xa, tự động thu thập dữ liệu từ các thiết bị như đồng hồ thông minh, thiết bị y tế chuyên dụng,... để chia sẻ với gia đình và nhà cung cấp dịch vụ y tế.

Giải pháp cũng lưu trữ và phân tích hồ sơ khám và triệu chứng. Đồng thời theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm nguy cơ, cung cấp cảnh báo ngay khi ghi nhận dấu hiệu sức khỏe bất thường, giúp người thân và trợ lý sức khỏe có thể quản lý và thăm khám từ xa cho người dùng, đặc biệt là người cao tuổi. Điều này rất hữu ích cho việc theo dõi sức khỏe hàng ngày và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Theo bà Hồ Thị Hoàng Yến, sự phổ biến của các thiết bị đeo thông minh và các thiết bị y tế ngày nay kết hợp với AI đã được áp dụng để phân tích dữ liệu lâm sàng, cho phép các bác sĩ chuẩn đoán và theo dõi diễn biến bệnh tốt hơn, qua đó điều trị sớm và hiệu quả hơn.

Xu hướng CSSK từ xa, đặc biệt là cho người cao tuổi, không chỉ giúp giảm tải cho hệ thống y tế mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là ở các khu vực khó tiếp cận như nông thôn hay vùng sâu vùng xa của các nước đang và phát triển.

Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu đã và đang là một thách thức lớn không chỉ đối với ngành y tế Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Với mục tiêu trở thành công cụ nâng cao chất lượng dịch vụ CSSK và hỗ trợ hệ thống y tế nhờ dữ liệu, ứng dụng AI trong theo dõi và CSSK từ xa của TMA Innovation đã ra đời, nhằm cung cấp các giải pháp theo dõi sức khỏe thông qua việc thu thập dữ liệu đa nguồn, đa nền tảng./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam đưa ít nhất 2 tuyến cáp quang biển mới vào khai thác năm 2025
    Theo Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT khuyến khích đầu tư vào việc mở rộng mạng cáp quang và đảm bảo việc truy cập Internet trở thành hiện thực cho mọi hộ gia đình Việt Nam. Việt Nam sẽ đưa ít nhất 2 tuyến cáp quang biển mới vào khai thác vào năm 2025.
  • ‏FPT hợp tác cùng nhà cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp Top 10 thế giới‏
    ‏FPT vừa ký kết thỏa thuận với công ty Yonyou - nhà cung cấp giải pháp ERP top 10 toàn cầu (theo IDC). Hai bên sẽ phối hợp, phát huy thế mạnh để cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á. ‏
  • Cách Masan dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024
    Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A giúp gia tăng nguồn lực tài chính, tăng tốc mô hình bán lẻ và IPO công ty Masan Consumer.
  • Giao dịch sôi động, cần xây dựng khung pháp lý cho Mobile Money
    Đến 31/12/2024, chương trình thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) sẽ kết thúc. Do vậy, việc sớm bổ sung quy định pháp lý về dịch vụ Mobile Money để các tổ chức có cơ sở triển khai đầu tư, hoạt động.
  • Phát thanh và Truyền hình chuyển mình trong kỷ nguyên số
    Truyền thông số có khả năng phát triển đến mức thay thế hoàn toàn các hình thức truyền thông truyền thống hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải thỏa đáng. Tuy vậy, điều chắc chắn là chuyển đổi số trong truyền thông đang trở thành một xu thế tất yếu. Quá trình này không chỉ đặt ra nhiều thách thức mà còn mở ra vô số cơ hội mới, đồng thời tái định vị vai trò của phát thanh và truyền hình trong bối cảnh hiện đại.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều ứng dụng AI giúp theo dõi và chăm sóc sức khỏe từ xa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO