Chuyển đổi số

Nhóm yếu thế lần đầu tiên được phục vụ nhờ sự xuất hiện của fintech Chi lương linh hoạt

NK 14:31 27/09/2023

Báo cáo mới công bố gần đây của CIIP (thuộc Temasek Trust – Quỹ Đầu tư của Chính phủ Singapore) đã đánh giá tác động của nhiều mô hình tài chính công nghệ mới nổi tại Đông Nam Á, trong đó có Vui App - Chi lương linh hoạt.

423-202309271132261.jpg
Nhân viên Công ty CP Thuận Đức được phổ biến phúc lợi Vui App.

Dịch vụ tài chính an toàn là hàng “xa xỉ” không dành cho số đông?

Báo cáo của CIIP cho thấy, tại khu vực Đông Nam Á, đến 45% người dân không có tài khoản ngân hàng/tài khoản thanh toán di động. 70% không được phục vụ các sản phẩm mở rộng (tín dụng, bảo hiểm,…) từ các tổ chức chính thống. Đó là một trong nhiều phát hiện bất ngờ về bức tranh tài chính chung của khu vực. Có thể nói, Đông Nam Á vẫn là “vùng trũng” trong vấn đề tài chính toàn diện.

Nghiên cứu của CIIP đã chỉ ra các rào cản khiến bộ phận lớn người lao động (NLĐ) bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chính tin cậy. Rào cản lớn nhất nằm ở việc những NLĐ thu nhập thấp bị đánh giá là nhóm khách hàng rủi ro cao. Vì vậy, chỉ có các sản phẩm tài chính “tiền nóng, vay nhanh, lãi cắt cổ” mới phục vụ bộ phận này.

Mặc dù vậy, xu hướng số hoá mạnh mẽ sau COVID-19 đang mở ra cơ hội cho nhiều sản phẩm “toàn diện” hơn, mở quyền tiếp cận dịch vụ cho số đông, kể cả nhóm thu nhập thấp và trung bình. Trong đó, các sáng kiến fintech (tài chính công nghệ) mới đang nổi lên trong khu vực, đặc biệt là các sản phẩm tín dụng bền vững và an toàn, tận dụng nền tảng số để tiếp cận số đông người dùng, trong số đó có Vui App - đại diện cho mô hình Chi lương linh hoạt của Việt Nam.

Rõ ràng, dư địa thị trường để phục vụ nhóm người dùng “chưa từng được phục vụ” này là rất lớn.

Chi lương linh hoạt là mô hình fintech độc đáo, ít rủi ro, đôi bên cùng có lợi

Trong vài năm trở lại đây, Chi lương Linh hoạt đang lan toả mạnh mẽ từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, châu Âu cho đến các thị trường mới như châu Phi, Đông Nam Á. Ý tưởng rất đơn giản: một ứng dụng trên điện thoại cho phép NLĐ rút tiền lương ngay khi có nhu cầu.

Điểm khác biệt của Chi lương linh hoạt nằm ở chỗ: Đây không phải sản phẩm vay mà là tiền lương sớm của NLĐ, tiền lương này được cung cấp tức thì dựa trên dữ liệu ngày công đã hoàn thành. Vì vậy, đây là nguồn tiền an toàn, không phải khoản nợ, không rủi ro, không lãi suất.

Để thực hiện hoá điều này, các bên cung cấp Chi lương linh hoạt như Vui App sẽ hợp tác và tích hợp dữ liệu với hệ thống quản trị nhân sự của doanh nghiệp (DN). NLĐ có thêm một lựa chọn an sinh, DN có thêm một chế độ phúc lợi thích hợp, tối ưu chi phí. Đây là mô hình đã phát triển tại Mỹ và Châu Âu, tiêu biểu có tập đoàn Walmart đã áp dụng từ 2017.

423-202309271132262.png
Sơ đồ mô hình Chi lương Linh hoạt trong nghiên cứu của CIIP với 4 đại diện tham gia, trong đó có ứng dụng Vui App.

CIIP đã nghiên cứu Vui App (Việt Nam) và 3 đại diện khác từ Indonesia, Philippines và đánh giá tác động của mô hình Chi lương Linh hoạt trên 5 khía cạnh: khả năng tiếp cận tài chính, tác động đến hộ gia đình, cơ chế bảo vệ người dùng và khả năng phục hồi tài chính của NLĐ.

Kết quả chỉ ra: 91% khẳng định không tìm thấy giải pháp thay thế nào tốt hơn Vui App; 91% đã cải thiện tình hình tài chính và khoản tiết kiệm; 76% cho biết họ tăng khả năng chi trả trong tình huống khẩn cấp.

Một con số khác gây chú ý trong báo cáo của CIIP: 75% khẳng định gắn bó hơn với công việc sau khi được nhận lương linh hoạt. NLĐ an tâm với thu nhập và phúc lợi, từ đó tập trung hơn, năng suất tăng, tỉ lệ nghỉ việc giảm.

Điều này không chỉ có ý nghĩa ổn định nguồn nhân lực mà còn là lợi ích kinh tế trực tiếp của DN khi không phải tiêu tốn ngân sách để tuyển dụng, thay mới và đào tạo lại nhân viên, đặc biệt với DN có quy mô nhân sự lớn.

Vui App là một ví dụ cho thấy tác động tích cực khi fintech tìm ra cách làm sáng tạo, hài hoà lợi ích giữa các bên, và cũng khẳng định khả năng thích ứng, học hỏi nhanh của Việt Nam khi mang một mô hình đã phổ biến trên thế giới về phát triển và phục vụ DN, NLĐ trong nước.

Vui App giúp ban lãnh đạo Gỗ Trường Thành cung cấp đúng phúc lợi đến từng CBCNV, đặt ra tiêu chuẩn mới trong xây dựng trải nghiệm nhân viên hài lòng, gắn bó”, ông Nguyễn Trọng Hiếu, Giám đốc Gỗ Trường Thành TTF, DN đã triển khai Chi lương linh hoạt từ tháng 7/2021 đến nay chia sẻ.

Như vậy, mô hình Chi lương linh hoạt cho thấy nhiều điểm ưu việt của một mô hình tài chính mới có thể thâm nhập vào dòng sản phẩm/dịch vụ đại chúng. Bởi mô hình này giải quyết đúng nhu cầu thiết thực, tiếp cận người dùng trên phạm vi lớn dựa trên khả năng hợp tác cùng các DN có tầm nhìn.

Tuy nhiên, dù phải có sự chung tay của nhiều bên liên quan để lan toả mô hình Chi lương Linh hoạt, nhưng rõ ràng có thể thấy đây là một giải pháp có khả năng thay đổi cuộc sống - và bằng cách triển khai chương trình này cho NLĐ, các DN sẽ là chất xúc tác thúc đẩy sự thay đổi. Sự phát triển của mô hình tài chính tích hợp và sự hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ Chi lương linh hoạt và các DN sẽ mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ tài chính của hàng triệu người chưa được phục vụ.

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng di động phát triển và vai trò của Quản trị Nhân sự đang được thiết kế lại, Chi lương linh hoạt có lẽ là sự đổi mới mà lực lượng lao động đã mong mỏi từ lâu”, báo cáo khẳng định./.

Bài liên quan
  • "Nhận lương linh hoạt": Giải pháp giúp người lao động giải quyết bài toán tài chính và gia tăng năng suất làm việc
    Do chỉ 21% dân số được tiếp cận với những dịch vụ tài chính chính thống nên không ít lao động phổ thông vướng vào tín dụng đen, cho vay nặng lãi để chi tiêu cho những sinh hoạt cơ bản. Vì vậy, việc ra đời những nền tảng “nhận lương linh hoạt” như GIMO, được coi như một cứu cánh cho người lao động phổ thông trước bài toán “cơm áo gạo tiền” và gia tăng thêm phúc lợi tài chính cho doanh nghiệp, giảm bớt tỷ lệ nghỉ việc và gia tăng năng suất làm việc.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Nhóm yếu thế lần đầu tiên được phục vụ nhờ sự xuất hiện của fintech Chi lương linh hoạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO