Kinh tế số

Những chiến lược để CEO đối phó với thay đổi của công nghệ

Anh Minh 08/04/2023 05:38

Sự kết hợp nhất quán giữa các phương pháp phòng thủ (bảo vệ trước rủi ro) và tấn công (nắm bắt các cơ hội mới) đang tạo ra một cẩm nang mạnh mẽ cho các nhà lãnh đạo trong năm 2023.

Trong cuốn sách “Hit Refresh” xuất bản năm 2017 của mình, Giám đốc điều hành (CEO) Microsoft Satya Nadella viết rằng các nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ “nhận ra tín hiệu thực sự trong vô số tiếng ồn ào” và có quyết sách hành động phù hợp. Tua nhanh đến năm 2023, những gì mà các nhà lãnh đạo hiện phải đối mặt đang khiến việc xác định điều gì quan trọng và điều gì cần ưu tiên hành động trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh đó, hãng nghiên cứu McKinsey đã tiến hành khảo sát về các CEO xuất sắc, nắm bắt nhịp độ phát triển của các CEO hàng đầu và các hành động mà họ đang thực hiện. Khảo sát đã cho thấy có ba “tín hiệu thực sự” quan trọng nhất đó là sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, nền kinh tế và tình hình địa chính trị.

Ngoài ra, khảo sát cũng đã hỏi về những hành động cụ thể và thực tế mà các CEO xuất sắc đang thực hiện để đối phó với những tín hiệu này. McKinsey cho biết sự kết hợp nhất quán giữa các phương pháp phòng thủ (bảo vệ trước rủi ro) và tấn công (nắm bắt các cơ hội mới) đang tạo ra một cẩm nang mạnh mẽ cho các nhà lãnh đạo trong năm 2023.

istock-1163155201-640x351.jpg
Các nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ “nhận ra tín hiệu thực sự trong vô số tiếng ồn ào” và có quyết sách hành động phù hợp. Ảnh minh họa

Đối phó với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ

Một tư duy được các CEO xuất sắc đưa ra trong thời đại số là, CEO phải là kiến trúc sư trưởng về công nghệ. Hãy coi đội ngũ điều hành - chứ không chỉ là giám đốc kỹ thuật số - là người sở hữu chiến lược công nghệ của công ty!

Các CEO đưa ra ba yếu tố đối phó với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ như sau. Thứ nhất, 62% CEO cho rằng cần phát triển các phân tích nâng cao. Việc OpenAI giới thiệu ChatGPT vào cuối năm 2022 đã tiếp thêm dầu vào lửa, các công ty đang tìm cách tận dụng công cụ phân tích nâng cao để có lợi thế cạnh tranh.

Thứ hai là tăng cường an ninh mạng với 48% CEO lựa chọn. JPMorgan Chase là một trong những công ty thẳng thắn nhất về lý do chi hàng tỷ USD cho các thay đổi liên quan đến mạng - từ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công cụ dành cho nhà phát triển, đến việc đưa các biện pháp kiểm soát an ninh mạng vào doanh nghiệp (DN), đào tạo nhân viên cảnh giác trước các nguy cơ an toàn mạng - là điều quan trọng.

CEO Jamie Dimon khẳng định trong một lá thư gửi cho các cổ đông: “Các mối đe dọa mạng gây ra những nguy hiểm cực độ cho công ty và đất nước của chúng ta. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi chi phí của các vụ ransomware đã tăng lên đáng kể…”

45% các CEO đã lựa chọn giải pháp tự động hóa công việc. Theo James Gorman, CEO của Morgan Stanley, chi tiêu cho công nghệ đang tăng lên. Điều đó rất tốt vì nó thay thế những việc chúng ta sẽ làm thủ công. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Humana đã giảm doanh thu điều dưỡng bằng cách tận dụng công nghệ để giảm các nhiệm vụ hành chính. Walmart đã sử dụng tự động hóa để cắt giảm một nửa số bước cần thiết để vận chuyển sản phẩm tại một số trung tâm phân phối thương mại điện tử của mình.

Giải pháp ứng phó với nguy cơ lạm phát cao và suy thoái kinh tế

CEO lo lắng về sự không chắc chắn của nền kinh tế đã đưa ra câu trả lời rõ ràng: “Hãy hành động sớm để giảm chi phí và bảo vệ bảng cân đối kế toán, để doanh nghiệp có thể khỏe hơn và gọn gàng hơn khi nền kinh tế bắt đầu chuyển biến thuận lợi”. 

Nghiên cứu của McKinsey ủng hộ quan điểm này. Các công ty vượt trội so với các công ty cùng ngành trong cuộc khủng hoảng năm 2008 đã cắt giảm 1% chi phí hoạt động trước thời kỳ suy thoái.

Có 76% CEO lựa chọn giảm chi phí hoạt động. Lĩnh vực công nghệ đã cắt giảm hơn 100.000 việc làm từ đầu năm 2023 tới nay. Tuy nhiên, tại General Motors, CEO Mary Barra đã thực hiện một cách tiếp cận khiêm tốn hơn để cắt giảm lực lượng lao động. Đó là tập trung cắt giảm 500 vị trí cấp điều hành và được trả lương và giảm các lĩnh vực chi phí khác, không liên quan đến nhân sự. Tập hợp các đòn bẩy rộng lớn hơn mà các CEO giỏi nhất đang sử dụng bao gồm đàm phán lại chuỗi cung ứng, tối ưu hóa thuế, trì hoãn chi tiêu vốn, thắt chặt chính sách chi phí và tăng năng suất của nhân viên. 

Thiết kế lại sản phẩm và dịch vụ cũng là một giải pháp được 61% các CEO lựa chọn để đối phó với nền kinh tế khó khăn. Các CEO nỗ lực cải thiện sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn. Shantanu Narayen, CEO của nhà sản xuất phần mềm Adobe, cũng đang làm như vậy với nỗ lực tìm cách mang lại cho khách hàng nhiều giá trị hơn thông qua các sản phẩm hiện có.

Ngoài ra, 54% các CEO cho rằng cần đánh giá lại các giả định kinh tế và chiến lược. Các CEO liên tục xem xét lại các chiến lược của họ. 

Hành động như thế nào để đối phó với những rủi ro địa chính trị

Đối với những biến động trong địa chính trị, 65% các CEO cho rằng cần xây dựng khả năng tuân thủ mạnh mẽ. Nhiều công ty đang xây dựng các quy định tuân thủ thương mại và cải thiện cách sàng lọc các khách hàng và đối tác. Rob Fauber, CEO của công ty đánh giá rủi ro tích hợp Moody's, đã xác nhận: “Hiện tại các DN có nhu cầu rất lớn đối với các công cụ không chỉ giúp tuân thủ lệnh trừng phạt mà còn giúp hiểu rõ hơn về nguy cơ DN đang kết nối với ai, đang làm gì. kinh doanh với ai”.

Tạo khả năng phục hồi trong mạng lưới nhà cung cấp cũng là giải pháp được lưu ý. Các CEO giỏi nhất đã giải quyết các điểm thất bại tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng của họ. Họ đang làm việc để liên tục cải thiện khả năng phục hồi trong lĩnh vực này. Như Tim Cook, CEO của Apple, đã tuyên bố: “Chúng tôi xây dựng sản phẩm của mình ở mọi nơi, có các bộ phận cấu thành đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục tối ưu hóa và thay đổi để cải thiện hơn nữa”.

56% các CEO cho rằng cần đầu tư vào khả năng giám sát và ứng phó. Các nhà lãnh đạo thành công biết rằng việc có các chỉ số cảnh báo sớm tốt và khả năng hành động nhanh chóng trong khủng hoảng có thể biến mối đe dọa thành cơ hội. 

actions-the-best-ceos-1021628872.jpg
“Biển êm đềm không bao giờ tạo nên một thủy thủ lành nghề”

Vấn đề nhân sự, cách làm việc và biến đổi khí hậu

Ngoài những giải pháp ưu tiên trên, các CEO xuất sắc cũng rất quan tâm đến vấn đề về nhân sự, cách làm việc và biến đổi khí hậu. 

Trong khi thị trường nhân sự, đặc biệt là người giỏi, vẫn còn khan hiếm, các CEO cho biết đã đến lúc phải tập trung lại vào hiệu suất của nhân viên. Như CEO Meta, Mark Zuckerberg, đã nói với nhân viên của mình, hãy chuẩn bị để “bị soi kỹ hơn”. Mặc dù điều này khiến một số người không thoải mái, nhưng các CEO giỏi nhất tin rằng những nhân viên tài năng nhìn chung đều hoan nghênh lập trường như vậy.

Về cách thức làm việc, các CEO giỏi nhất cũng mong muốn nhân viên dành nhiều thời gian hơn ở văn phòng hoặc với khách hàng vào năm 2023. Lý do căn bản là làm như vậy cuối cùng sẽ tốt cho cả nhân viên và khách hàng, vì giúp tăng cường cố vấn, xây dựng cộng đồng, khơi dậy sự đổi mới và tạo ra ý nghĩa mạnh mẽ hơn tại nơi làm việc. Nhiều công ty, bao gồm JPMorgan Chase, Starbucks và Apple, đã công khai ý định của họ.

Trong khi đó, các CEO cũng rất quan tâm đến vấn đề ESG. Các nhà lãnh đạo đang đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực có thể tạo ra doanh thu bằng cách tập trung vào tính bền vững. 

 Các CEO tham gia khảo sát là những cựu chiến binh có kinh nghiệm chèo lái tổ chức vượt qua những môi trường đầy thách thức. Để kết thúc bài viết này, McKinsey đã trích dẫn một câu nói của Tổng thống thứ 32 của nước Mỹ, Franklin D. Roosevelt. “Biển êm đềm không bao giờ tạo nên một thủy thủ lành nghề”.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
Đừng bỏ lỡ
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
  • Sự gia tăng của ứng dụng AI tạo sinh: Những rủi ro tiềm ẩn cho xã hội và con người
    AI tạo sinh là một trong những thành tựu công nghệ mới nhất của con người trong thập niên 20 của thế kỷ XXI. Cho đến nay, sự ứng dụng của AI tạo sinh đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng trong các nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học. AI tạo sinh đã thách thức nhiều khái niệm và định kiến của chúng ta về bản thân mình, đặc biệt là về cách chúng ta hiểu về tư duy và bản chất của tư duy con người.
Những chiến lược để CEO đối phó với thay đổi của công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO