Những giải pháp để AI Việt Nam cất cánh

Lan Phương| 15/08/2019 16:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được bàn thảo nhiều khía cạnh tại sự kiện Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 (AI4VN) diễn ra trong 3 ngày từ ngày 14-16/8 tại trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội.

Với chủ đề “Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái AI”, Ngày hội diễn ra theo hình thức mở do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ĐHBK Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức với định hướng hình thành và thúc đẩy hệ sinh thái AI Việt Nam.

Việt Nam có nhiều cơ hội trước AI

Tại Hội thảo khoa học trong khuôn khổ ngày Hội diễn ra sáng 15/8, Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy cho biết AI đang đi vào cuộc sống, đang được quan tâm hơn các công nghệ khác, được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy

Nhiều quốc gia đã có những chiến lược quốc gia để phát triển AI. Việt Nam còn nhiều việc phải làm và nhiều thách thức để phát triển AI khi chưa có nhiều nguồn lực nhưng Việt Nam có quyết tâm, ước mơ và hoài bão để thành công. Điều đó cần sự hội tụ, sức mạnh của các bên trong đó có sức mạnh của từng cá nhân.

“Chúng ta cần kết nối người Việt làm khoa học công nghệ, chia sẻ và lan toả, chúng ta sẽ thành công”.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết năm nay điểm đầu vào của Đại học Bách khoa Hà Nội đối với ngành AI khá cao là 27 điểm. Nhật Bản năm vừa qua đã tuyển 12 sinh viên AI của ĐHBK Hà Nội làm việc cho lưới điện thông minh của nước này với mức lương 6000 USD/tháng. Đây là thành tựu của trường ĐHBK Hà Nội cũng như cho thấy khả năng tích cực để AI phát triển tại Việt Nam.

Trên thế giới, theo nghiên cứu mới nhất của hãng tư vấn công nghệ Gartner, ngành công nghiệp AI toàn cầu năm 2018 có sự tăng trưởng đột phá (cao hơn 70%) so với năm 2017, đạt giá trị gần 1,2 nghìn tỷ USD. AI có khả năng trở thành công nghệ mang tính đột phá nhất trong 10 năm tới nhờ có những tiến bộ về công suất tính toán, sự nhảy vọt về khối lượng, tốc độ và sự đa dạng của dữ liệu.

Tại Việt Nam, từ năm 2014, AI được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển. Tháng 10/2018, Bộ KH&CN ban hành kế hoạch triển khai “Nghiên cứu và phát triển AI đến năm 2025” nhằm liên kết các bên phát triển, nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ AI, thúc đẩy công nghệ phát triển ở các lĩnh vực trọng điểm, có thế mạnh.

Trong bối cảnh đó, AI4VN được hình thành với kỳ vọng trở thành một trong những nền tảng, động lực thúc đẩy sự lan tỏa và phát triển công nghệ AI cho Việt Nam thông qua kết nối các bên trong hệ sinh thái từ viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, startup đến cộng đồng AI.

Sự kiện nhằm mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI trong nhiều ngành kinh tế - hội trọng yếu của Việt Nam như y tế, giáo dục, kinh doanh, thương mại, tài chính, nông nghiệp…

PGS. Stefano Ermon

PGS. Stefano Ermon, khoa Khoa học máy tính, Đại học Stanford cho biết 60% dân số thế giới đang sống ở các nước phát triển nhanh nhưng “nghèo” dữ liệu. Đầu tư vào các thị trường mới nổi này cần những dữ liệu thiết thực. AI sẽ mang lại thông tin chính xác, siêu địa phương và kịp thời cho việc sử dụng ở các nước này.

PGS. Stefano Ermon cho rằng cần có cuộc cách mạng dữ liệu cùng với AI. Thúc đẩy công nghệ - dữ liệu để hướng tới AI đáp ứng xã hội.

PGS. TS. Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội

PGS. TS. Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội cho biết ĐHBK đã có chương trình đào tạo AI cho các sinh viên. Trường cũng tập trung cho R&D AI, đã thành lập phòng lab và với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp. Trường sẽ tập trung đào tạo nhân lực công nghệ cao cho đất nước, trong đó có nhân lực AI.

Hình thành liên minh mềm để thúc đẩy AI phát triển

Trong khuôn khổ ngày hội, các cộng đồng AI đã có những trao đổi và đồng thuận hình thành một liên minh mềm để thúc đẩy phát triển AI tại Việt Nam.

Phiên thảo luận xây dựng cộng đồng AI tại Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện AI cho biết vai trò của các cộng đồng là vô cùng lớn, trong đó có vài trò đào tạo rất quan trọng. Năm nay, ĐHBK Hà Nội mới tuyển sinh được khoảng 40 sinh viên vào học ngành AI và 4 năm nữa mới tốt nghiệp đại học. Vai trò đào tạo AI hiện nay vẫn thuộc về cộng đồng.

Một điểm đáng chú ý mà PGS. TS. Nguyễn Xuân Hoài cũng chia sẻ là cần phải đạo tạo đội ngũ không học về AI biết về AI. Bên cạnh đó, cũng phải học hỏi kinh nghiệm của Singapore là đào tạo startup về AI. Câu chuyện đào tạo về AI thực hiện được phải nhờ các cộng đồng làm về lĩnh vực AI.

Ngoài đào tạo và nâng cao nhận thức trong xã hội về AI thì cần phải cộng hưởng nguồn lực từ các cộng đồng. Mỗi cộng đồng có thế mạnh riêng nhưng làm sao xây dựng hệ sinh thái (ecosystem) cộng đồng AI với hai yếu tố quan trọng là chia sẻ (dữ liệu, trí thức, kinh nghiệm, phát triển sản phẩm) và kết nối.

Muốn kết nối được các cộng đồng làm AI, thì cần có đơn vị chuyên trách truyền thông thông tin. Kinh nghiệm của Singapore là có đơn vị chuyên điều phối toàn bộ hệ thống thông tin cho cộng đồng AI để đảm bảo thông tin thông suốt. Cần phải có hệ thống như vậy. Bộ KHCN cần có dự án làm một nền tảng (platform) để kết nối toàn bộ cộng đồng này.

Cộng đồng công nghệ Ấn Độ (TechIndia) cũng là thành công mà Việt Nam có thể học hỏi. Cộng đồng này chia sẻ và kết nối rất rốt. Mỗi khi có thông tin gì về công việc, thị trường… lập tức “trong vòng một nốt nhạc” cả cộng đồng đều biết thông tin.

PGS. TS. Nguyễn Xuân Hoài cũng cho rằng cần sự liên kết các cộng đồng để “Make up” sản phẩm AI Việt Nam. Liên minh cộng đồng AI Việt Nam cần phục vụ Việt Nam.

Câu chuyện AI ở thế giớiViệt Namkhông còn gì bàn cãi nữa, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn, chỉ có cách chúng ta đi cùng nhau và kết nối, chia sẻ mới thành công được”, PGS. TS. Nguyễn Xuân Hoài nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy cho biết sẽ ra mắt liên minh mềm cộng đồng AI vào ngày mai tại phiên toàn thể của Ngày hội. Hiện có các cộng đồng VietAI, BI, chuyển đổi số, machine learning,Google Developer, Câu lạc bộ các khoa – viện – trường CNTT-TT (FISU). Liên minh sẽ giúp chia sẻ nguồn lực, chia sẽ nguồn dữ liệu lớn… để AI tại Việt Nam phát triển.

Kinh nghiệm thúc đẩy AI tại Đoàn Loan, Singapore

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo sáng 15/8, TS. Hsu Hui Huang, Khoa Khoa học máy tính và kỹ thuật thông tin, Đại học Tam Khang, Đài Loan thông tin về kế hoạch tổng thể phát triển AI (AI Grand Plan) của Đài Loan. Theo Kế hoạch này, Đài Loan sẽ thành lập hệ sinh thái AI sáng tạo gồm các tài năng, các công nghệ, các lĩnh vực chuyên sâu, các ứng dụng; Trở thành một xã hội thông minh và đưa Đài Loan trở thành một thành phần quan trọng trong chuỗi giá trị AI toàn cầu.

TS. Hsu Hui Huang

Kế hoạch AI này bao gồm: Xây dựng hạ tầng AI (Thiết lập các nền tảng AI để đáp ứng các nguồn lực tính toán và lưu trữ lớn cần thiết cho các dự án nghiên cứu và nhu cầu của các ngành); Các trung tâm nghiên cứu AI (đầu tư vào phát triển công nghệ AI cốt lõi, phát triển tài năng hàng đầu); Hình thành không gian sản xuất robot AI (các công viên trung tâm và khoa học Nam Đài Loan, tập trung chuyển giao thực tiễn thử nghiệm và kiểm chứng, đào tạo tài năng liên ngành); Sản xuất sản phẩm chip AI; Cuộc thi lớn Formosa (Sân chơi công nghệ, thúc đẩy sự quan tâm về AI và sáng tạo). Ngân sách cho kế hoạch này là 5,37 triệu USD.

Đại diện cho Singapore cho biết Singapore đã thành lập chương trình quốc gia về AI được công bố năm 2017 để phát huy các khả năng chuyên sâu về AI để tạo tác động kinh tế - xã hội, phát triển tài năng và xây dựng hệ sinh thái AI.

Singapore đã đầu tư lớn cho R&D. Năm 2018 – 2019, Singapore dành 13,8 tỷ USD cho R&D, trong đó có một phần lớn dành cho R&D AI.

Việt Nam có tiềm năng nhân lực lớn cho AI. Singapore chỉ có 120.000 kỹ sư, trong khi Việt Nam có 250.000 kỹ sư, đại diện của Singapore cho biết.

Tại Ngày hội, các nhà khoa học Trường ĐHBK Hà Nội đã có những bài giảng mới mẻ về “Blockchain hóa - Làn sóng mới trong kỉ nguyên dữ liệu lớn” do TS. Nguyễn Bình Minh, Trưởng Bộ môn Hệ thống thông tin, Viện CNTT-TT trình bày; TS. Thân Quang Khoát mang đến Ngày hội quan điểm về "Liệu máy có thể học suốt đời: Tổng quan về cách tiếp cận Bayes"…

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Những giải pháp để AI Việt Nam cất cánh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO