Những xu hướng công nghệ đáng chú ý tại Đông Nam Á năm 2023

Hoàng Linh| 07/10/2022 11:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Các xu hướng công nghệ được dự báo cho năm 2023 ở Đông Nam Á được nhận định sẽ làm thay đổi cảnh quan kỹ thuật số khu vực này hơn nữa.

Trong cuộc khủng hoảng COVID-19, mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ số để hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày. 

Những xu hướng công nghệ đáng chú ý cho Đông Nam Á trong năm 2023 - Ảnh 1.

Dưới đây là một số xu hướng công nghệ hàng đầu năm 2023 được trang techcollecteive nhận định có khả năng làm rung chuyển mọi thứ.

Các mô hình tin cậy dữ liệu

Theo Accenture, số lượng các cuộc tấn công mạng đã tăng đáng kể trong nửa đầu năm 2021, với mức tăng được ghi nhận là 125%. Với việc nhiều người tiêu thụ nhiều dữ liệu hơn, việc rò rỉ dữ liệu đã tăng lên. Theo đó, những vụ việc rò rỉ dữ liệu ảnh hưởng đến nhiều công ty từ nhỏ đến lớn, buộc họ phải tăng cường bảo mật mạng để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai.

Việc gia tăng các cuộc tấn công mạng dẫn đến việc ra đời các mô hình tin cậy dữ liệu như một cách tiếp cận mới để bảo mật bằng cách sử dụng bên thứ ba độc lập để đảm bảo dữ liệu được quản lý thích hợp và không bị độc quyền. Nó cho phép các tổ chức kết nối dữ liệu của họ một cách an toàn và tạo một kho lưu trữ dữ liệu được chia sẻ mới.

WiFi 6 và 5G

Việc triển khai 5G trên toàn cầu vẫn tiếp tục, cải thiện băng thông rộng di động và cho phép tải xuống nhanh hơn. Phiên bản mới nhất, WiFi 6, hiện đang được phát triển và tương tự như 5G, ngoại trừ việc nó thay thế tần số cũ hơn bằng 6 GHz, giúp có thể phân phối Internet với dung lượng lớn. Những người làm việc trong các tập đoàn lớn có thể được hưởng lợi từ Internet tốc độ cao ổn định mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào. Tuy nhiên sẽ mất một thời gian trước khi mạng 5G và các nâng cấp tiếp theo được triển khai trên toàn thế giới.

Những xu hướng công nghệ đáng chú ý cho Đông Nam Á trong năm 2023 - Ảnh 2.

Một cuộc thăm dò gần đây từ Deloitte cho biết 86% giám đốc điều hành mạng lưới tin rằng công nghệ không dây tiên tiến sẽ mang lại thay đổi đáng kể cho tổ chức của họ trong 3 năm tới. Tốc độ kết nối cao hơn, công nghệ thế hệ tiếp theo sẽ giúp hoàn thành công việc nhanh hơn trong thời gian ngắn.

In 3D

In 3D, còn được gọi là sản xuất bồi đắp (additive manufacturing - phương thức chế tạo sản phẩm bằng cách "đắp" từng lớp vật liệu lên nhau, mô phỏng theo thiết kế đã được vẽ sẵn trên phần mềm CAD), đã trở thành giải pháp thay thế số một cho các quy trình sản xuất truyền thống. Không giống như các phương pháp sản xuất cũ hơn, in 3D tạo ra các vật thể ba chiều bằng cách đặt vật liệu từng lớp một để tạo ra sản phẩm đầu ra mong muốn. Nhựa nhiệt dẻo như acrylonitrile butadien styren (ABS), kim loại, nhựa và gốm sứ là những vật liệu in 3D được sử dụng phổ biến nhất.

Theo Grand View Research, thị trường in 3D toàn cầu có thể trị giá 76,17 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 20,8% từ năm 2022 - 2030.

VR và AR

Tương tác với dữ liệu đã trở nên dễ tiếp cận hơn, một phần nhờ vào thực tế mô phỏng, vốn từng được coi là khoa học viễn tưởng thuần túy. Với những cải tiến kỹ thuật số mới, có thể tạo ra các mô phỏng và kịch bản thực tế mà không yêu cầu tài nguyên đắt tiền. Sự phát triển của thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) cho phép người dùng hòa mình hoàn toàn vào thế giới số trong khi có sự nhận thức và thao tác với dữ liệu ở mức nhất định.

Statista cho biết thị trường AR và VR đạt 28 tỷ USD vào năm 2021 và kỳ vọng hiện tại sẽ tăng lên 250 tỷ USD vào cuối năm 2028. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục để hỗ trợ sinh viên hiểu các khía cạnh thực tế của lý thuyết, đặc biệt là trong đào tạo chăm sóc sức khỏe, nơi giúp bác sĩ phẫu thuật thực hành thực hiện các thao tác.

Những xu hướng công nghệ đáng chú ý cho Đông Nam Á trong năm 2023 - Ảnh 3.

Điện toán đám mây như là một dịch vụ

Điện toán đám mây như một dịch vụ là công nghệ đám mây cho phép phân bổ không gian trên máy chủ chứ không phải ổ cứng cục bộ của máy tính. Trong những năm gần đây, điện toán đám mây đã mang lại những thay đổi lớn về lưu trữ dữ liệu cho các tập đoàn lớn và thậm chí trong lĩnh vực điện toán cá nhân vì nó hỗ trợ giảm quá tải mạng trên mạng cục bộ. Người dùng có thể dễ dàng truy cập các ứng dụng phần mềm có sẵn và trả tiền cho dung lượng lưu trữ hoặc dung lượng họ cần bằng gói đăng ký.

Với việc tăng cường sử dụng điện toán biên, một dịch vụ cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu phi tập trung thông qua kiến trúc của nó thay vì thông qua phần mềm. Theo Grand View Research, thị trường điện toán biên sẽ đạt 155,9 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tang trưởng kép (CAGR) là 38,9%.

Hơn nữa, một cuộc khảo sát của Analysys Mason cho biết rằng hầu hết các nhà khai thác hàng đầu (87%) cảm thấy rằng điện toán biên là "ưu tiên chiến lược hàng đầu" cho công ty của họ trong tương lai gần.

Việc dự báo các xu hướng công nghệ hàng đầu có thể gặp khó khăn trong thế giới kinh doanh luôn thay đổi ngày nay. Công nghệ metaverse và việc ứng dụng dụng sổ cái phi tập trung cũng sẽ là những xu hướng công nghệ hàng đầu năm 2023 khi ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp nắm bắt các khả năng của thế giới trực tuyến và blockchain để phát triển các sản phẩm và dịch vụ của mình cho thế giới số ngày càng phát triển mạnh mẽ./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Những xu hướng công nghệ đáng chú ý tại Đông Nam Á năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO