Ninh Thuận: Nhiều giải pháp công nghệ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp nhận thông tin

Đỗ Thêu| 11/12/2022 09:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện nhiều giải pháp tập trung hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) trong cuộc sống, giúp đồng bào nhanh chóng nắm bắt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin về y tế, giáo dục, bình đẳng giới, phát triển nông, lâm nghiệp...

Tỉnh Ninh Thuận hiện có 32 DTTS với khoảng 144.200 người, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh. Người dân tộc thiểu số sinh sống tại 37 xã ở 7 huyện, thành phố, trong đó, có 15 xã khu vực III, 21 xã khu vực II, 1 xã khu vực I; 1 huyện nghèo Bác Ái theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, tỉnh đã có 16/37 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 11 xã vùng đồng bào Chăm và 5 xã vùng đồng bào Raglai. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh giảm bình quân 4%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều.

Năm 2022, với sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương và địa phương, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã triển khai tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho đồng bào DTTS. 

Thông qua lớp tập huấn nhằm trang bị những kiến thức và tăng cường ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trên từng vị trí công tác. Từ đó, triển khai đến người dân trong tỉnh và từng bước giúp người dân kịp thời nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế xã hội… 

Đáng chú ý, tỉnh đã thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và an ninh trật tự.

Tỉnh Ninh Thuận: Nhiều giải pháp công nghệ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp nhận thông tin - Ảnh 2.

Cơ hội tiếp cận với máy tính và Internet của đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao. (Ảnh minh họa)

Việc triển khai tăng cường ứng dụng CNTT không chỉ giúp đảm bảo về đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh mà còn giúp đảm bảo 80% các lễ hội, phong tục tập quán của các DTTS trên địa bàn được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện để phổ biến, giới thiệu rộng rãi với công chúng. Đồng thời, tỉnh Ninh Thuận cũng bố trí ngân sách xây dựng thư viện điện tử, dữ liệu về công tác dân tộc của tỉnh bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận thông tin kịp thời, chính xác.

Để đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh Ninh Thuận giao các đơn vị liên quan tập trung thực hiện các giải pháp chính, đó là: Hướng dẫn ứng dụng CNTT trên thiết bị di động thông minh để hỗ trợ phổ biến đường lối chính sách, pháp luật; ứng dụng CNTT trong sản xuất và sinh hoạt cho đồng bào DTTS; thiết kế, nâng cấp hạ tầng trang thiết bị CNTT phục vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc; cung cấp thông tin việc làm… . 

Những giải pháp đó đã góp phần không nhỏ mang CNTT đến với đồng bào DTTS, trở thành một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào.

Phát huy những thành công bước đầu của chương trình ứng dụng CNTT đối với đồng bào DTTS, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên cho biết: Mục tiêu của tỉnh Ninh Thuận đề ra đến năm 2023, thông qua chương trình, giải pháp hỗ trợ CNTT, 100% người có uy tín, 90% đồng bào DTTS nắm được các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về an ninh, trật tự; chính sách về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phòng chống thiên tai; 80% đồng bào DTTS được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và thị trường; 90% đồng bào DTTS được tiếp cận thông tin, kiến thức về y tế, phòng chống các bệnh đặc thù để chủ động giữ gìn sức khỏe bản thân và cộng đồng, bảo đảm kiến thức ổn định cuộc sống./.

Bài liên quan
  • Đưa dịch vụ công trực tuyến đến đồng bào dân tộc thiểu số tại Ninh Thuận
    Việt Nam đã đạt được những bước tiến trong chuyển đổi số và cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Tuy nhiên, tại các khu vực vùng sâu, vùng xa và đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), khả năng tiếp cận và sử dụng DVCTT còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở các tỉnh như Ninh Thuận, nơi tập trung đông đồng bào DTTS.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Ninh Thuận: Nhiều giải pháp công nghệ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp nhận thông tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO