Theo các điều khoản của thỏa thuận, tài sản và hợp đồng kinh doanh với khách hàng của Panasonic sẽ được chuyển giao cho chi nhánh của Nokia Networks tại Nhật Bản, bao gồm cả nhân viên Panasonic.
Nokia Networks cho biết, thông qua thương vụ này để củng cố và nâng cao hiệu quả và kiểm soát chất lượng đối với việc phát triển sản phẩm, nghiên cứu và phát triển (R&D), cũng như tăng cường thị phần mảng thiết bị di động của mình tại Nhật Bản.
Nokia đang quan tâm đến việc gia tăng thị phần kinh doanh tại Nhật Bản
"Nhật Bản là một thị trường quan trọng đối với chúng ta và thỏa thuận này là một mốc quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ gần gũi hơn tại Nhật Bản," Ashish Chowdhary, phó chủ tịch điều hành AMEA, Nokia Networks cho biết. "Việc mua lại phần kinh doanh mạng di động của Panasonic sẽ đẩy mạnh hơn nữa danh mục đầu tư băng rộng di động của chúng tôi và tăng thêm doanh thu đáng kể cho các nhà khai thác Nhật Bản."
Mặc dù không phải là người tiên phong trong triển khai các công nghệ mới, nhưng Nhật Bản cũng giống Hàn Quốc, có một thị trường điện thoại di động rất tiên tiến, điển hình là tỷ lệ thâm nhập nhanh chóng của các công nghệ mới. Hàn Quốc dự kiến sẽ triển khai thử nghiệm 5G cho Thế vận hội mùa đông năm 2018 và cung cấp thương mại hóa vào năm 2020, trong khi Nhật Bản cũng đặt mục tiêu khai trương công nghệ này vào năm 2020.
Vào giữa tháng 5, nhà mạng hàng đầu Nhật Bản NTT Docomo đã chuyển các hợp đồng cho một số nhà cung cấp thiết bị công nghệ di động để thử nghiệm công nghệ 5G, bao gồm: Alcatel-Lucent, Ericsson, Fujitsu, NEC, Nokia và Samsung. Việc triển khai thử nghiệm sẽ sử dụng băng tần 15GHz và 70GHz.
Chia sẻ thêm về những thử nghiệm, Seizo Onoe, phó chủ tịch điều hành và Giám đốc công nghệ của NTT Docomo cho biết: "Các nghiên cứu 5G đang bắt đầu đạt được đà thực sự vì chúng tôi hướng tới mục tiêu thương mại hóa công nghệ này vào năm 2020. Chúng tôi hiểu rõ giá trị mà 5G sẽ đem lại. Đó chính là hiệu suất được cải tiến đáng kể để hỗ trợ các ứng dụng mới trong tương lai”.
(Nguồn Telecoms)