"Phải xuất bản được những cuốn sách xứng tầm trở thành nhận thức chung của cả xã hội"

Hiền Anh - Minh Khang| 09/09/2021 06:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội.

Ngày 11/8/2021, Bộ TT&TT đã ban hành Kế hoạch số 3042/KH-BTTTT về việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025. Kế hoạch trên đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thuộc lĩnh vực xuất bản trong giai đoạn 2021 - 2025.

Kế hoạch đặc biệt, tập trung xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình thành nhân cách con người.

Tăng cường xuất bản nhiều cuốn sách, bộ sách mang giá trị lớn

Theo báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT), 6 tháng đầu năm 2021, toàn ngành xuất bản được 19.217 cuốn, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2020; hơn 33 triệu bản, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng doanh thu đạt 1.578 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh các xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của bạn đọc, các nhà xuất bản (NXB) đã rất nhanh nhạy, thích ứng tốt để biến khó khăn do đại dịch Covid-19 thành cơ hội kích hoạt và thúc đẩy việc bán hàng trực tuyến, sách điện tử. Nhờ đó, duy trì được tỷ lệ xuất bản phẩm bình quân đầu người tiếp tục ổn định trong những tháng đầu năm 2021.

Ngoài tăng trưởng về số lượng, doanh thu, ngành sách chú trọng vào chất lượng xuất bản phẩm. Bên cạnh phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị quan trọng, các đơn vị xuất bản cũng đầu tư làm nhiều đầu sách chất lượng phục vụ bạn đọc. Trong đó, sách khoa học công nghệ, sách về chuyển đổi số (CĐS), sách kỹ năng sống, hướng nghiệp, phát triển kỹ năng mềm… được quan tâm xuất bản với số lượng lớn.

Theo đánh giá của Cục Xuất bản, In và Phát hành, trong thời gian qua, chất lượng đề tài, nội dung, hình thức các ấn phẩm tiếp tục được các NXB quan tâm, đầu tư đổi mới, phục vụ nhu cầu đa dạng của bạn đọc. Một số NXB ngoài nhiệm vụ xuất bản sách lý luận chính trị, sách chuyên ngành, đã chú ý đến mảng đề tài cách mạng công nghiệp 4.0, sách về CĐS, sách về phòng chống đại dịch Covid-19, sách phục vụ công tác thông tin đối ngoại, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia ký kết với các nước, phục vụ công tác thông tin tuyên truyền.

Một số mảng đề tài được chú ý đầu tư khoa học bài bản hơn như: xây dựng nông thôn mới; phổ biến chính sách, pháp luật và kiến thức phổ thông về văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật; các ấn phẩm tuyên truyền bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam; lịch sử, văn học được xuất bản dưới nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện tranh dành cho thiếu nhi, cẩm nang bỏ túi... đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của nhiều lứa tuổi bạn đọc, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia, phát huy truyền thống yêu nước và các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc.

Cũng trong thời gian qua, nhiều cuốn sách, bộ sách có giá trị lý luận và thực tiễn cao, có tính thời sự và đang được xã hội quan tâm. Đặc biệt, tại Lễ trao giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ III, năm 2020 vùa qua, tác phẩm Đoàn Binh Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng được viết từ năm 1952 là một cuốn sách quý hiếm trong kho tàng sách thiếu nhi Việt Nam. 

Tác phẩm Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu (02 tập) của tập thể tác giả do PGS. TS. Nguyễn Văn Thường (chủ biên) thể hiện tính sáng tạo, độc lạ trong trình bày bệnh học nói chung, bệnh học da liễu nói riêng, giúp cho người dạy, người học và các bạn đọc quan tâm đến bệnh học da liễu thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, tham khảo. 

Tác phẩm Lịch sử của Hêrôđốt có giá trị đặc biệt về khoa học lịch sử, thực tiễn xã hội, được đánh giá là tác phẩm lịch sử mở đầu cho Sử học hiện đại phương Tây. 

Tác phẩm Biến động môi trường lớp phủ và giải pháp phát triển bền vững tại các đảo san hô khu vực quần đảo Trường Sa của TS. Đỗ Huy Cường nằm trong bộ sách Chuyên khảo về Biển đảo Việt Nam là nguồn tư liệu quý phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển kinh tế xã hội bền vững cho khu vực quần đảo Trường Sa; đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền và thực thi nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc.

Tác phẩm Lược khảo văn học (3 tập) của GS. Nguyễn Văn Trung là bộ sách có giá trị về mặt văn học sử, góp phần giúp những người nghiên cứu và yêu văn học hôm nay hiểu thêm về bộ phận văn học, văn chương tiến bộ thời kỳ đất nước còn bị chia cắt trước năm 1975…

Song song với đó, việc triển khai các chương trình sách, đề án sách, tủ sách được ngành xuất bản tiếp tục triển khai hiệu quả từ nguồn ngân sách. Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn do Ban Tuyên giáo Trung ương và NXB Chính trị quốc gia Sự thật chủ trì cung cấp trên 30 tên sách mỗi năm; tủ sách pháp luật của Bộ Tư pháp chủ trì; chế độ đặt hàng của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản tiếp tục được đầu tư ổn định.

Mạng xã hội - kênh kết nối quan trọng giữa bạn đọc, người làm sách và tác giả - Ảnh 1.

Ngành Xuất bản cần có nhiều hơn nữa những cuốn sách có tính lan tỏa lớn

Cần lắm những quyển sách có sức lan toả triệu người

Chúng ta nghĩ khác đi về sách chính là tương lai của sách. Tương lai ấy do chúng ta sáng tạo ra. Tương lai ấy có sáng lạn không? Mọi tương lai sẽ đều sáng lạn nếu chúng ta thay đổi. Chúng ta ngồi đây hôm nay là nói về, bàn về sự thay đổi của sách, của lĩnh vực xuất bản. Chúng ta ngồi đây hôm nay là để sáng tạo ra tương lai mới của sách. Trong tay chúng ta có rất nhiều công cụ mới để tạo ra tương lai cho sách. Đó là công nghệ số, là các công nghệ của cuộc CMCN 4.0. Và chúng ta còn có một công cụ nữa, còn được coi như một nguồn lực, đó là thể chế và chính sách. Sự sáng tạo thể chế và chính sách cho sách cũng là vô hạn. Ngành Xuất bản của chúng ta nếu nhìn vào kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại thì sẽ tìm thấy không ít cách tiếp cận, lời giải cho những vấn đề mới.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.

Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ: Trước đây mỗi năm có một số ít sách mới và vì thế, có quyển sách cả triệu người đọc và trở thành nhận thức chung của cả xã hội và vì vậy mà tạo thành sức mạnh quốc gia, dân tộc. Nay mỗi năm có tới gần 40.000 đầu sách, mỗi đầu sách cũng chỉ in vài ngàn quyển và vì thế, không có quyển sách nào có triệu người đọc, không có quyển sách nào thành nhận thức chung của xã hội, không tạo thành sức mạnh quốc gia. 

Vậy có cách nào mà chúng ta vẫn có những quyển sách có sức lan toả triệu người như trước đây không? Nhiệm vụ của Cục Xuất bản, In và Phát hành trong thời gian tới, mỗi năm cần tìm ra 2 đến 5 "viên ngọc" quý trong số 30 - 40.000 đầu sách ấy. Nếu như "viên ngọc" ấy làm thay đổi 1 triệu người Việt Nam thì sẽ làm thay đổi nhận thức của toàn bộ đất nước này, dân tộc này sẽ bứt phá vươn lên. 

Đồng thời, ngành xuất bản cần có chiến lược xuất bản cụ thể, mục tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy ngành phát triển bền vững và vươn tầm ra thế giới. Và ngành xuất bản hằng năm "phải xuất bản được những quyển sách xứng tầm trở thành nhận thức chung của cả xã hội...", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu.

"5 năm tới, chúng ta phải làm rất nhiều việc nữa. Số cuốn sách sẽ tăng 50%, số bản sách tăng 100%. Nhiều cơ chế chính sách mới phải được ban hành để chấn hưng văn hoá đọc Việt Nam. Ngày sách, tủ sách, đường sách, hội chợ sách, giờ đọc sách sẽ được phổ cập rộng rãi. Giải thưởng sách Quốc gia sẽ được đổi mới, tổ chức với qui mô, giải thưởng lớn hơn, thu hút sự quan tâm của xã hội. Hợp tác quốc tế về sách rộng rãi hơn", Bộ trưởng Bộ TT&TT khẳng định.

Mời bạn đọc xem tiếp bài: Kết nối người làm sách, tác giả tới bạn đọc qua mạng xã hội: xu thế tất yếu trong thời đại 4.0 

Bài liên quan
  • Cẩn trọng khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội
    Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện khá nhiều chủ tài khoản đăng tải thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, thậm chí có nhiều trường hợp đăng tải thông tin không chính xác về chủ trương, quy định pháp luật của Nhà nước.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • AI sẽ tác động như thế nào đến an ninh mạng vào năm 2025?
    Từ các hệ thống phòng thủ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đến các chiến thuật tấn công bằng phần mềm tống tiền (ransomware) ngày càng tinh vi, năm 2025 đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho ngành an ninh mạng.
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế TP. HCM - Nhìn từ thành công của Singapore trên góc độ công nghệ và kỹ thuật
    Việt Nam đang có tham vọng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Đà Nẵng thành các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
  • Hội nghị WEF lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh
    Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ trong hai ngày 21 và 22/1/2025.
  • Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh ký hợp tác song phương
    Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của trường đại học danh tiếng thế giới với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
  • Thủ tướng làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 19/1/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU).
  • Tết còn, còn cơ hội cho sách Tết
    Trong cuốn “Sách mùa xuân xem tết” do NXB Nhật Nam thư quán Dược Phòng xuất bản năm 1933, ở bài mở đầu với tiêu đề “Văn chương với mùa xuân” có viết về thú chơi tết của người Việt như sau: “Coi đó biết chơi xuân là thói quen của người mình, làm người không biết chơi xuân người ta cho là thiệt thòi nhiều lắm”.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
"Phải xuất bản được những cuốn sách xứng tầm trở thành nhận thức chung của cả xã hội"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO