Phần mềm độc hại trên Mac giả dạng tài liệu PDF

04/11/2015 07:28
Theo dõi ICTVietnam trên

Phần mềm độc hại này được phát hiện bởi công ty Sophos có trụ sở tại Anh và nhà cung cấp phần mềm chống virus F-Secure tại Phần Lan. Nó sử dụng một kỹ thuật được thực hiện bởi những kẻ tấn công Windows. “Phần mềm độc hại này có thể cố gắng sao chép kỹ thuật được thực hiện bởi phần mềm độc hại Windows, mà mở ra một tập tin PDF có chứa ‘pdf.exe’ và một biểu tượng PDF đi kèm”, F-Secure cho biết.

Các công ty an ninh đã cảnh báo người dùng Mac về một con ngựa Trojan mới giả mạo như là một tài liệu PDF.

Phần mềm độc hại này được phát hiện bởi công ty Sophos có trụ sở tại Anh và nhà cung cấp phần mềm chống virus F-Secure tại Phần Lan. Nó sử dụng một kỹ thuật được thực hiện bởi những kẻ tấn công Windows.“Phần mềm độc hại này có thể cố gắng sao chép kỹ thuật được thực hiện bởi phần mềm độc hại Windows, mà mở ra một tập tin PDF có chứa ‘pdf.exe’ và một biểu tượng PDF đi kèm”, F-Secure cho biết.
Cách thực hiện này dựa vào một thứ được gọi là cú lừa "double extension" (mở rộng gấp đôi): thêm các ký tự ".pdf" vào tên tập tin để che giấu một tập tin thực thi.

Phần mềm độc hại trên Mac sử dụng một quá trình hai bước, bao gồm một tiện ích Trojan "dropper" (nhỏ giọt) để tải về một yếu tố thứ hai gọi là Trojan "backdoor" (cửa sau). Sau đó, Trojan "backdoor" kết nối đến một máy chủ điều khiển từ xa được kiểm soát bởi những kẻ tấn công, sử dụng kênh thông tin liên lạc để gửi thông tin lượm lặt được từ máy Mac bị nhiễm độc và nhận hướng dẫn bổ sung từ các tin tặc.

Bởi vì nó không khai thác một lỗ hổng trong Mac OS X hay bất kỳ một phần mềm nào khác nên phần mềm độc hại này lừa người dùng tải về và mở tài liệu PDF dường như vô thưởng vô phạt nhưng thực sự tập tin đó là một thực thi.Sau khi chạy, "dropper" tải về yếu tố của giai đoạn thứ hai là "backdoor" và mở ra một tập tin PDF bằng tiếng Trung Quốc. F-Secure cho biết rằng PDF cũng là một thủ thuật sleight-of-hand khác. "Các thành phần "dropper" tải về một tập tin PDF trong thư mục /tmp, sau đó sẽ mở ra để đánh lạc hướng người sử dụng khiến họ không nhận ra bất kỳ hoạt động nào khác đang xảy ra”, công ty cho biết trong một mô tả về cuộc tấn công.

Cả Sophos và F-Secure đều lưu ý rằng các phần mềm độc hại không làm việc một cách đáng tin cậy, và hiện không thể kết nối với máy chủ ra lệnh và điều khiển (C&C – command and control) bởi vì về sau nó không có đầy đủ chức năng.

Phần mềm độc hại trên Mac thường là thô so với những mục tiêu của máy tính Windows.Bởi vì máy chủ C&C vẫn chưa hoạt động và vì nó tìm thấy mẫu của Trojans trên VirusTotal (một dịch vụ miễn phí chạy phần mềm độc hại để chống lại một loạt các công cụ chống virus) F-Secure cho rằng phần mềm độc hại này vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.

Mặc dù hệ điều hành Mac OS X của Apple bao gồm một chức năng chống virus bare-bones những nó đã không được cập nhật để phát hiện Trojan “dropper” hoặc “backdoor”. Ví dụ, khi kiểm tra của một số máy Mac chạy Lion thì phát hiện ra rằng Apple cập nhật chức năng chống virus mới nhất vào ngày 9 tháng 8.

Người dùng Mac đã rất lo lắng khi gặp phải một phần mềm độc hại lớn nhất đầu năm nay, khi một loạt các chương trình bảo mật giả mạo, được gọi là "scareware", nhằm vào họ.

Cao Thắng

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Phần mềm độc hại trên Mac giả dạng tài liệu PDF
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO