Phát triển Bắc Ninh trở thành thành phố công nghiệp công nghệ cao, thông minh vào năm 2045

Đỗ Thêu| 18/02/2022 20:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Định hướng đến năm 2030, Bắc Ninh phấn đấu xây dựng nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao; một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của thành phố trực thuộc Trung ương, là động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước và tầm nhìn đến năm 2045 đưa Bắc Ninh là thành phố công nghiệp công nghệ cao, thông minh.

Đây là thông tin được Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Quốc Chung chia sẻ tại cuộc họp báo ngày 18/2 tuyên truyền về dịp kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh.

Phát triển Bắc Ninh trở thành thành phố công nghiệp công nghệ cao thông minh vào năm 2045 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban tổ chức lễ kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh phát biểu tại buổi họp báo.

34 quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh được hình thành lâu đời gắn liền với nền văn minh sông Hồng. Từ thời Nhà nước Văn Lang - Nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam, Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, ngày 6/11/1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra quyết định phê chuẩn việc tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Từ ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Đến nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn và 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài; với 126 xã, phường, thị trấn.

Sau 25 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, cơ sở hạ tầng khó khăn, đã bứt phá mạnh mẽ, quy mô kinh tế tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Bắc Ninh trở thành cực tăng trưởng của vùng Thủ đô và vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.

Quy mô nền kinh tế đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố. Năm 2021, quy mô GRDP (theo giá so sánh) đạt 133,6 nghìn tỷ đồng, gấp 23,8 lần năm 1997, chiếm 2,71% GDP cả nước, tăng 6,9% so với năm 2020. GRDP bình quân đầu người đạt 155,6 triệu đồng, đứng thứ 4 cả nước. Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp với nhiều cơ chế, chính sách được vận dụng linh hoạt đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2021 kinh tế của Bắc Ninh đạt 13,89%/năm. Phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao trở thành ngành mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước

Đến hết năm 2021, Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp tập trung được phê duyệt, có 10 khu đã đi vào hoạt động; thành lập 31 cụm công nghiệp, 21 cụm đã đi vào hoạt động. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được các nhà đầu tư từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đóng góp lớn cho sự phát triển chung của tỉnh.

Giá trị sản xuất (giá so sánh) công nghiệp năm 2021 đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, gấp hơn 1000 lần năm 1997 và vươn lên vị trí thứ nhất cả nước. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp điện tử đã tăng lên 79,3%.

Công nghiệp hỗ trợ từng bước phát triển, hình thành các cụm liên kết, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn trở thành nhà cung ứng cấp 1, 2, 3 cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; thị trường hàng hóa và dịch vụ mở rộng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn; Hoạt động ngoại thương có bước đột phá

Kinh tế đối ngoại là điểm sáng với việc thu hút vốn đầu tư từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 44,9 tỷ USD, chiếm 13,4% cả nước tương đương với TP. HCM.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư và đẩy nhanh tiến độ quá trình đô thị hoá. Triển khai xây dựng và hoàn thành nhiều công trình, dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Diện tích nhà ở đạt 35 m2/người (cao hơn mức 26 m2 bình quân cả nước). Bộ mặt đô thị tạo nhiều điểm nhấn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp và hiện đại, tạo nền tảng để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong 25 năm, tổng vốn đầu tư phát triển đã huy động được 768.000 tỷ đồng, bằng 43,2% GRDP, đã góp phần tạo ra hai bước "đột phá" về phát triển kinh tế (năm 2013 quy mô GRDP đã vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng, năm 2019 đạt mốc 200.000 tỷ đồng).

Hoạt động xúc tiến đầu tư và thu hút vốn đầu tư đạt nhiều thành tựu và có bước phát triển nhảy vọt. Thu hút được vốn của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, như: Samsung, Canon, Hồng Hải, Nokia-Microsoft,... Tính đến hết năm 2021, Bắc Ninh đã có 1.780 dự án FDI (còn hiệu lực) được cấp phép với tổng vốn đầu tư 21,1 tỷ USD (năm 1997 là 1 triệu USD); xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố về số dự án và xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố về số vốn đăng ký. Hiện nay, có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh.

Cùng với phát triển kinh tế, Bắc Ninh cũng đã thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo được quan tâm, cải thiện đời sống nhân dân. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu năm 2021 đạt gần 5,9 triệu đồng/tháng…

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển, nhiều chỉ tiêu đứng đầu của cả nước; thực hiện tốt chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và tiến bộ công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều tiến bộ, là tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt tỷ lệ 100% kiên cố hóa phòng học trường công lập và 100% trường công lập đạt chuẩn quốc gia và cũng là tỉnh đầu tiên được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ ở mức độ cao nhất. Bắc Ninh luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh có phong trào giáo dục phát triển mạnh dẫn đầu cả nước.

Xây dựng Bắc Ninh là thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao

Trong giai đoạn 2020 -2025, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục thực hiện phương hướng chung đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2021-2025, đó là: "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, giá trị bản sắc văn hóa Kinh Bắc; Khai thác có hiệu quả, tiềm năng, cơ hội đổi mới; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, cải cách hành chính; tăng cường quản lý phát triển xã hội, tạo chuyển biến trên các lĩnh vực; tiếp tục thu hút, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, ứng dụng CNTT, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa nhân dân. Giữ vững quốc phòng - an ninh; tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh liên kết vùng; Phấn đấu xây dựng tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững, cơ bản trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại".

Định hướng đến năm 2030, Bắc Ninh phấn đấu xây dựng là thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao; một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ, giáo dục, đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thành phố trực thuộc Trung ương; là động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước và tầm nhìn đến năm 2045: Bắc Ninh là thành phố công nghiệp công nghệ cao, thông minh./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Phát triển Bắc Ninh trở thành thành phố công nghiệp công nghệ cao, thông minh vào năm 2045
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO