Từ đầu năm 2024, Việt Nam đã áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu. Việc áp dụng này đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh các chính sách ưu đãi trong thu hút FDI.
Hiện nay, điện khí LNG là năng lượng giúp giảm phát thải carbon, thân thiện môi trường, song việc phát triển lĩnh vực này ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy, quá trình phát triển hạ tầng, đổi mới cơ chế chính sách, huy động nguồn lực đầu tư… cần được quan tâm hơn nữa.
Hiên nay, để các doanh nghiệp có thể tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may trong nước đang trông chờ vào nguồn vốn lớn cùng cơ chế vay vốn thông thoáng nhằm thu hút đầu tư. Vì vậy, việc cần có thêm những chính sách đủ mạnh, thực sự hiệu quả để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá hàng dệt may xuất khẩu trở thành yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn này.
Phát triển cảng cạn định hướng theo quy hoạch sẽ giúp tổ chức vận tải hàng hóa hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải. Để thực hiện được điều này, nguồn vốn đầu tư cần phải huy động đến năm 2030 là 40.000 tỷ đồng.
Công nghiệp hóa chất được xác định là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tháo gỡ khó khăn để công nghiệp hóa chất rộng đường phát triển cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng.
Các quy hoạch về năng lượng được phê duyệt sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới. Để chính sách đi vào thực tiễn cần sự đồng hành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hướng tới mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
Hưng Yên đang từng bước chuyển mình, không chỉ là một trung tâm di sản văn hóa đặc sắc của khu vực đồng bằng sông Hồng, mà còn là một điểm đến không thể bỏ qua với các nhà đầu tư ….
Trong thông báo số 332/TB-VPCP ngày 17/8/2023 được Văn phòng Chính phủ ban hành kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023 đã giao cho các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo xây dựng, triển khai các chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.
Những đối tác truyền thống của Việt Nam như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư vào Việt Nam.
Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP. HCM nhìn nhận, Việt Nam đang trở nên ngày càng quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào Việt Nam chính là bằng chứng cho thấy sức thu hút của đất nước.
Khu công nghiệp sinh thái không chỉ giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong khu công nghiệp tăng sức cạnh tranh, mà còn giúp Việt Nam tăng sức hấp dẫn về lâu dài đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, ngày càng nhiều các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Đây là ngành công nghiệp trọng điểm sẽ góp phần đắc lực hỗ trợ và phát triển một số ngành phụ khác, động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Bắc Giang là tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho rằng điều này rất quan trọng, giúp tỉnh thu hút đầu tư, khai thác các tiềm năng, thế mạnh vốn có.