Kinh tế số

Phát triển kinh tế số: Động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Hoàng Hà 02/10/2024 15:37

Kinh tế số Việt Nam đã và đang đạt được những bước tiến mạnh mẽ. Tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Việt Nam đặt mục tiêu tỷ trọng giá trị gia tăng của kinh tế số/GDP đến năm 2025 đạt 20%, đến năm 2030 đạt 30%.

Chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu và là nền tảng quan trọng để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số. Điều này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mới mà còn giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên trường quốc tế. Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp, mà còn là sự thay đổi toàn diện về tư duy, chiến lược và mô hình kinh doanh. Từ chính phủ đến doanh nghiệp, mọi tổ chức đều phải thích ứng và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội mà chuyển đổi số mang lại. Đây chính là chìa khóa để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia phát triển với nền kinh tế số tầm cỡ khu vực ASEAN vào năm 2030.

anh-7.10-2.jpg

Để phát triển kinh tế số ở Việt Nam thời gian tới, Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp và hành động nhằm phát triển kinh tế số ở tầm chiến lược như: phát triển hạ tầng số; hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế số; hoàn thiện chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số; nâng cao kỹ năng số và nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển doanh nghiệp số; phát triển đột phá kinh tế số ngành, lĩnh vực thông qua các nền tảng số. Chính phủ định hướng chuyển đổi số năm 2024 là phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số, tạo ra động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Năm 2024 là năm Việt Nam thương mại hóa, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng số công nghiệp, tạo ra không gian phát triển mới cho các ngành kinh tế. Với tiềm năng ứng dụng và tạo giá trị mới đột phá cho nhiều ngành kinh tế, 5G là 1 hạ tầng số quan trọng với các nền kinh tế, thành tố quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế số, nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư công nghệ cao...

Tại Hội thảo “Chuyển đổi số 2024 - Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 30/9/2024 , các chuyên gia khẳng định 5G sẽ mở ra những cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và nền kinh tế số của Việt Nam trong thời gian tới. Bà Rita Mokbel, Chủ tịch Ericsson Việt Nam đánh giá so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đang đạt được những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là thông qua việc đấu giá tần số 5G. Với việc kí kết các hợp đồng về 5G, Việt Nam sẽ sớm chứng kiến sự triển khai 5G nhanh chóng trên toàn quốc. Sự sẵn có của phổ tần cho phép Việt Nam triển khai 5G nhanh chóng, mang lại lợi ích tức thời cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước. 5G là nền tảng cho hiệu quả và tính linh hoạt, giúp nâng cao năng suất, trau dồi kiến thức và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Hiện Ericsson đang hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng và doanh nghiệp trong nước để phát triển các trường hợp ứng dụng phù hợp với nhu cầu đặc thù của Việt Nam. Đồng thời, hợp tác với các trường đại học PTIT và RMIT để thành lập các phòng thí nghiệm AI, giúp sinh viên có thể trải nghiệm thực tế với 5G và các công nghệ mới nổi. Mục tiêu là ngày càng thu hút nhiều sinh viên hơn, tập trung vào các lĩnh vực như AI, blockchain và điện toán đám mây.

Còn theo ông ông Eric Yeo, Tổng Giám đốc AWS Việt Nam thì năm 2024, các công ty Việt Nam sẽ chi khoảng 803 triệu USD cho điện toán đám mây. Các kỹ năng cần thiết cũng đang được giảng dạy. AWS Việt Nam đã hỗ trợ đào tạo hơn 50.000 nhân viên phát triển kỹ năng đám mây kể từ năm 2017 - điều rất quan trọng cho tương lai kinh tế của Việt Nam. Ngân hàng Quốc tế Việt Nam gần đây đã sử dụng chương trình AWS Skill Builder để đào tạo cho tất cả nhân viên, đảm bảo họ sẵn sàng cho nền kinh tế số mới và được trang bị các kỹ năng về đám mây. TymeX, một công ty FinTech ở Việt Nam phục vụ thị trường ASEAN, đã sử dụng Amazon Q Developer để giúp các nhà phát triển ứng dụng tăng năng suất lên 40% và cải thiện hiệu quả kiểm thử lên 90%, giảm thời gian kiểm thử từ 5 giờ xuống còn 30 phút. Điện toán đám mây mang lại cơ hội vô hạn ở Việt Nam, giúp các công ty chuyển đổi….

Ông Nguyễn Tuấn Huy - Trưởng Ban Chuyển đổi số, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Thường vụ Ban chấp hành Vinasa khẳng định vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong việc hình thành nền kinh tế số ở Việt Nam. Mục tiêu của chuyển đổi số là tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường năng suất lao động, hiệu suất làm việc và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng; là tối ưu hoá các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp trong tất cả các bộ phận hoạt động loại bỏ các công việc không đem lại giá trị cho doanh nghiệp.

Ông Hoàng Viết Tiến, Phó Tổng Thư ký, Hội Truyền thông số Việt Nam nhận định, Internet Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, chuyển đổi số, kinh tế số, thị trường số, đặc biệt là sự phát triển của AI trong vài năm tới sẽ như vũ bão. Đồng hành với sự phát triển đó, cần có nền tảng, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ phát triển hạ tầng số. Trong giai đoạn tới, để triển khai chuyển đổi số và hạ tầng số thành công, cần 3 nhà: nhà quản lý, nhà mạng, đơn vị cung cấp giải pháp và người dùng cuối. Chính sách phát triển hạ tầng số là một bài toán lớn, chiến lược của đất nước. Vì vậy bài toán đó không thể giải quyết ngay được mà phải thực hiện từng bước, sao cho phù hợp với thị trường, phù hợp với từng bên liên quan.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Phát triển kinh tế số: Động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO