Chuyển đổi số

Quận Cầu Giấy ra mắt ứng dụng AI hỗ trợ hỏi - đáp TTHC

Anh Minh 12:49 18/05/2023

Ngày 18/5/2023, UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức lễ ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ hỏi - đáp thủ tục hành chính (TTHC) (chatbot).

Được biết, quận Cầu Giấy là quận trung tâm của TP. Hà Nội, với dân số hơn 30 vạn dân, hơn 22.000 doanh nghiệp (DN), hơn 9.500 hộ kinh doanh. Trung bình hàng năm, cấp quận tiếp nhận và giải quyết hơn 9.000 hồ sơ yêu cầu, cấp phường hơn 80.000 hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC. Nhu cầu giải quyết TTHC của người dân và DN ngày càng tăng.

Từ kinh nghiệm thực tiễn hàng ngày, quận Cầu Giấy nhận thấy nhu cầu giải quyết TTHC cho công dân vướng mắc nhiều nhất lại là ở khâu hướng dẫn, chuẩn bị hồ sơ. Nhiều hồ sơ thừa, thiếu giấy tờ theo quy định, nộp sai thẩm quyền giải quyết. Khi công dân hiểu đầy đủ các thủ tục yêu cầu đã là hoàn thành 90%.

Nếu giải quyết tốt khâu này thì thời gian hoàn thành các TTHC theo đúng pháp luật được đẩy nhanh hơn, giảm tải thời gian và công sức cho cả công dân lẫn cán bộ tiếp nhận và thụ lý hồ sơ. Ngoài ra, các kênh trao đổi thông tin giữa chính quyền và người dân chủ yếu qua trao đổi trực tiếp, điện thoại hoặc mạng xã hội, người dân phải chờ đợi, cán bộ phải trả lời nhiều câu hỏi mang tính lặp đi lặp lại.

img_20230518_101429.jpg
Với công cụ hỗ trợ mới, AI chatbot của quận Cầu Giấy sẽ đảm bảo độ tin cậy thông tin, tính sẵn sàng cao, người dân có thể hỏi-đáp 24/7

Thực hiện chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ; Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về CĐS, quận Cầu Giấy xác định ngay từ cấp cơ sở - đơn vị tiếp xúc với công dân nhiều nhất - càng phải nỗ lực hơn và đi nhanh hơn trong quá trình CĐS. Và đặc biệt, với sự xuất hiện của công nghệ ChatGPT đã đem lại cảm hứng cho quận Cầu Giấy trong việc ứng dụng AI để hỗ trợ hỏi - đáp TTHC.

Phát biểu tại buổi giới thiệu ứng dụng chatbot, ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, cho rằng chúng ta có thể vào Google để tra cứu thông tin, nhưng điều quan trọng là cơ sở dữ liệu phải "sạch và đủ". 

Sạch và đủ nghĩa là những nguồn dữ liệu mà người dân tìm kiếm được có đáng tin tưởng không. Bởi vì, chúng ta có thể lấy thông tin ở rất nhiều nơi, rất nhanh nhưng chưa chắc thông tin đó đã sạch và đầy đủ như do chính cơ quan chuyên môn cung cấp", ông Trần Việt Hà nói. 

Với công cụ hỗ trợ mới, AI chatbot của quận Cầu Giấy sẽ đảm bảo độ tin cậy thông tin, tính sẵn sàng cao, người dân có thể hỏi - đáp 24/7, tiếp cận một cách dễ dàng dịch vụ công, đồng thời tạo tiền đề cho việc ứng dụng AI vào nhiều lĩnh vực khác trên địa bàn quận.

Ứng dụng hỏi đáp TTHC này sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, gần với ngôn ngữ đời sống hàng ngày, do đó phù hợp với yêu cầu cũng như khả năng sử dụng của người dân. Giờ đây, thay vì phải tìm tòi các TTHC qua nhiều văn bản khác nhau hay sử dụng các kênh truyền thống cần con người cụ thể giải đáp, công dân hoàn toàn có thể hội thoại với AI chatbot để truy vấn thông tin cần thiết.

Ứng dụng cũng có khả năng đa ngôn ngữ phục vụ người nước ngoài hỏi đáp các vấn đề TTHC, giảm tải sự hỗ trợ trực tiếp từ cán bộ công chức, giảm thiểu chi phí, đồng thời giúp cho thông tin trở nên minh bạch và dễ tiếp cận đối với người dân, DN.

Mục tiêu của chatbot là giảm thời gian chờ đợi cho người dân, cung cấp thông tin và hỗ trợ một cách thuận tiện, chính thống, giúp cải thiện trải nghiệm của người dân với các DVC. Đồng thời, ứng dụng cũng giúp giảm chi phí đào tạo và tuyển dụng nhân lực, giúp cơ quan hành chính nhà nước tiết kiệm chi phí vận hành, giảm tải công việc cho cán bộ công chức, giúp cán bộ công chức tập trung vào các vấn đề phức tạp hơn.

Trong giai đoạn đầu tiên triển khai ứng dụng chatbot, quận Cầu Giấy triển khai trong phạm vi TTHC của UBND quận và UBND các phường. Trong giai đoạn tiếp theo, quận sẽ triển khai rộng các TTHC của các ngành như công an, thuế, bảo hiểm xã hội…

Để trải nghiệm AI chatbot, người dân có thể truy cập Cổng thông tin điện tử quận Cầu Giấy: http://caugiay.hanoi.gov.vn/./.

Bài liên quan
  • Tác động của AI đến cách làm việc tại Việt Nam
    Sau một thời gian trải nghiệm, người dùng bắt đầu tự hỏi về khả năng nhiều phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là ChatGPT,  ngày càng mạnh hơn có thể chiếm mất việc làm của con người hay không?
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Quận Cầu Giấy ra mắt ứng dụng AI hỗ trợ hỏi - đáp TTHC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO