Truyền thông

Quảng Ngãi tổ chức Hội trợ Triển lãm sản phẩm OCOP kéo dài 7 ngày

Đỗ Thêu 07:38 18/10/2023

Nhằm quảng bá quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP lan rộng, vươn xa, tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường, phối hợp liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày 16/10/2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch số 185/KH-UBND về Tổ chức Hội trợ Triển lãm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi năm 2023.

Mục đích của việc tổ chức Hội trợ Triển lãm OCOP Quảng Ngãi năm 2023 nhằm cụ thể hoá Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 tại địa phương; thúc đẩy thương mại nội địa, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị, doanh nghiệp (DN) tăng cường sự giao lưu, quảng bá, giới thiệu văn hoá, tôn vinh các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và một số sản phẩm đặc sản vùng miền; qua đó phối hợp liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển thương mại thị trường nội địa, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;

Hội chợ Triển lãm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi năm 2023 còn là một sự kiện có ý nghĩa thiết thực về kinh tế, chính trị và xã hội để thúc đẩy quan hệ văn hoá, kinh tế, thương mại trong vùng; mở rộng hợp tác, liên kết giữa Quảng Ngãi với các địa phương trên cả nước.

Hội trợ Triển lãm OCOP Quảng Ngãi năm 2023 được diễn ra trong 7 ngày trong quý IV năm 2023 tại Sân bay, đường Hoàng Hoa Thám, phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Đối tượng tham gia là các tổ chức, DN, hợp tác xã, các hộ sản xuất được chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và nông sản trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm…

base64-16975107171321897576503.png
Hội chợ Triển lãm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi năm 2023, sẽ là dịp để các chủ thể sản phẩm OCOP của tỉnh giới thiệu, quảng bá đặc sản tiêu biểu địa phương.

Sản phẩm tham gia đảm bảo chất lượng thuộc các nhóm ngành hàng: Các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản, thực phẩm, thực phẩm chế biến, văn hoá ẩm thực, rượu, bia, nước giải khát, nước trái cây, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản phẩm hàng hoá khác phục vụ nông nghiệp và nông thôn, công nghệ, sản phẩm phục vụ nuôi trồng phát triển nông, lâm, thuỷ hải sản; và tất cả các sản phẩm thuộc ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác trong và ngoài tỉnh.

base64-16975107171121609987966.png
base64-1697510717118886557228.png
Một trong số sản phẩm đặc sản của TX.Đức Phổ (ảnh trên) và Mộ Đức.

Quy mô hội trợ dự kiến khoảng 200 gian hàng tiêu chuẩn, được chia thành 02 khu vực, cụ thể: Khu vực trưng bày giới thiệu các sản phẩm của tỉnh Quảng Ngãi sẽ có khoảng 60 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ…

Khu vực trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của các tỉnh, thành phố trên cả nước có quy mô khoảng 140 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng vùng miền, các sản phẩm hàng hoá, phục vụ tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng phát triển nông, lâm, thuỷ hải sản…

Tổng kinh phí để tổ chức Hội chợ Triển lãm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi năm 2023, dự kiến khoảng 1,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ (từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới 2023) khoảng 800 triệu đồng' phần còn lại là nguồn kêu gọi xã hội hoá.

base64-16975107171431151054498.png
Trao chứng nhận đạt OCOP cho các chủ thể sản phẩm.

Được biết đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 149 sản phẩm đạt OCOP 3 - 4 sao, trong đó có 9 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 140 sản phẩm đạt OCOP 3 sao; có 12/13 địa phương có sản phẩm đạt OCOP; có 12 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (trong đó nhà nước hỗ trợ 7 điểm; xã hội hóa 100% có 5 điểm)./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi tổ chức Hội trợ Triển lãm sản phẩm OCOP kéo dài 7 ngày
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO