Sáu tháng đầu năm, Ngành Thông tin và Truyền thông tăng trưởng 9,34%

Lan Phương| 10/07/2018 09:51
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 9/7/2018, Bộ TTTT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác TTTT 6 tháng đầu năm và triển khai Chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2018.

Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ TTTT, 5 lĩnh vực của Ngành đã đạt những kết quả nổi bật như sau:

Về Phát thanh Truyền hình - Thông tin điện tử: Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền ước đạt: 3.570 tỷ đồng. Số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp Bộ đã cấp phép đến hết tháng 6/2018 là 1.510; Số lượng giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 được cấp tính đến tháng 6/2018 là 115 giấy phép/115 doanh nghiệp; Số mạng xã hội trong nước được cấp phép là 228.

Về xuất bản, in và phát hành, ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2018 toàn ngành Xuất bản thực hiện 15.650 đầu sách, trong đó đầu sách xuất bản phẩm điện tử 19 đầu sách, với 165,2 triệu cuốn.

Số lượng xuất bản phẩm xuất khẩu, ước đạt 207.000 cuốn, tăng 15% so với 6 tháng đầu năm 2017; Số lượng xuất bản phẩm nhập khẩu trên 28 triệu cuốn, tăng 15% so với 6 tháng đầu năm 2017. Số lượng băng, đĩa nhập khẩu ước thực hiện trên 1.156.000 băng, đĩa, bằng 169% so với 6 tháng đầu năm 2017.

Kết quả sản xuất kinh doanh: tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực xuất bản, in và phát hành ước đạt 32.290 tỷ đồng; lợi nhuận ước đạt 965 tỷ đồng; nộp NSNN ước đạt 734.

Về bưu chính:

Tính đến nay có 348 doanh nghiệp (DN) được cấp giấy phép đang cung cấp dịch vụ bưu chính; mạng lưới bưu chính công cộng hiện có gần 12.421 điểm phục vụ; bán kính phục vụ bình quân 2,91 km/điểm, đảm bảo mỗi xã có tối thiểu 1 điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân đạt 7.463 người/điểm; Số lượng điểm Bưu điện - Văn hóa xã 8.130 điểm, tiếp tục phát huy được vai trò, phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nông dân thông qua sách, báo và phương tiện thông tin liên lạc.

Số lượng báo chí phát hành qua Bưu điện gần 125 triệu tờ, cuốn; trong đó Báo Trung ương khoảng 100 triệu tờ, cuốn, Báo địa phương hơn 19 triệu tờ, cuốn, tạp chí hơn 5,7 triệu cuốn. Số lượng ấn phẩm, báo, tạp chí cấp cho dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn hơn 9,877 triệu tờ, cuốn.

Số điểm phục vụ tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính do Bưu điện phục vụ 3.899 điểm. Số cán bộ nghỉ hưu nhận lương hưu qua Bưu điện gần 3,2 triệu người.

Dịch vụ chuyển tiền: Số lượng tiền chuyển hơn 3.767 nghìn cái/18.659 tỷ đồng, trong đó từ nước ngoài 16.856 cái/185 tỷ đồng. Thực hiện chuyển, phát các bưu gửi mạng bưu chính KT1, mạng lưới điện thoại 080 phục vụ nhiệm vụ chính trị an toàn, ổn định.

Về kết quả sản xuất kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu lĩnh vực bưu chính ước đạt 12.463 tỷ đồng (ước tăng 31% so với cùng kỳ năm 2017); lợi nhuận ước đạt 349 tỷ đồng, nộp NSNN ước đạt 393 tỷ đồng.

Về viễn thông, Internet và tần số vô tuyến điện

Tính đến nay, có 75 DN cung cấp dịch vụ viễn thông và 71 DN cung cấp dịch vụ Internet đang hoạt động. Đến nay, số giấy phép tần số đã cấp 32.602 giấy phép, nộp ngân sách nhà nước 278,4 tỷ đồng số phí, lệ phí thu được theo quy định của Nhà nước.

Công tác quản lý, khai thác, vận hành và duy trì hoạt động của Hệ thống mạng dịch vụ DNS và Hệ thống kỹ thuật quản lý, cấp phát tài nguyên đã được thực hiện tốt, đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống kỹ thuật, dịch vụ (hệ thống DNS, hệ thống trạm trung chuyển Internet trong nước VNIX, hệ thống quản lý cấp phát tài nguyên Internet...) đảm bảo hoạt động thông suốt, ổn định, an toàn và hiệu quả, không xảy ra sự cố nghiêm trọng nào, sẵn sàng phục vụ phân giải truy vấn tên miền ”.vn” trên cả 2 nền tảng IPv4/IPv6. Đến nay, tổng số tên miền không dấu “.vn” hiện đang duy trì trên hệ thống gần 444.862 tên miền. Tổng số tên miền Tiếng Việt đang duy trì trên hệ thống gần 9.931 tên miền. Đế nay, có 15.927.808 địa chỉ Ipv4, có 72 khối/48 và 48 khối/32 địa chỉ Ipv6.

Tính đến hết 31/5/2018, VNNIC đã cấp phát tổng số 218 số hiệu mạng (ASN) cho các thành viên địa chỉ và đang được sử dụng tại Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ triển khai IPv6 của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao, khoảng 14%, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực ASEAN, thứ 6 khu vực Châu Á với hơn 6.000.000 người sử dụng. Hiện nay, số nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam là 48, với hơn 168,973 nghìn tên miền quốc tế đã được thông báo trên trang http://thongbaotenmien.vn.

Tính đến hết tháng 6 năm 2018, số hộ dân theo quy định được hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số hơn 1.154 nghìn hộ, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 631,71 tỷ đồng. Việc hỗ trợ được thực hiện tại 282 huyện/30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số theo đúng kế hoạch của lộ trình số hóa truyền hình. 

Doanh thu dịch vụ viễn thông ước tính 6 tháng đầu năm 2018 là 181.948 tỷ đồng, bằng 49,18 % so với kế hoạch (tăng khoảng 4,83% so với cùng kỳ năm 2017), tổng nộp ngân sách ước tính là 23.531 tỷ đồng, bằng 51,35% so với kế hoạch.

6 tháng đầu năm 2018, các DN viễn thông đã phát triển thêm được 22.665 trạm BTS, 19.865 km cáp quang; Số thuê bao điện thoại di động đến thời điểm hiện nay là 136.137 nghìn thuê bao, tăng 10,28% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó thuê bao 4G tăng 53%. Số thuê bao điện thoại cố định 5.051.774 thuê bao.

Về CNTT

Công nghiệp CNTT: Đến nay có khoảng 30.000 DN CNTT, 4 khu CNTT tin tập trung đã hoạt động. 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực Công nghiệp CNTT ước đạt 1.026.000 tỷ đồng (ước tăng khoảng 16,15% so với cùng kỳ năm 2017), trong đó doanh thu phần cứng ước đạt 912.800 tỷ đồng . Nộp ngân sách ước đạt 20.000 tỷ đồng. Xuất khẩu CNTT ước đạt 918.384 tỷ đồng, tăng 16,21% so với cùng kỳ năm 2017. Nhập khẩu phần cứng, ước thực hiện  tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo của Bộ TTTT, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 toàn Ngành tăng trưởng đạt 9,34% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực xuất bản, in và phát hành ước đạt 32.290 tỷ đồng; Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền, ước đạt: 3.570 tỷ đồng; Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực bưu chính ước đạt 12.463 tỷ đồng; Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực viễn thông ước đạt 181.948 tỷ đồng; Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực CNTT ước đạt 1.026.00 tỷ đồng.

Tổng nộp NSNN toàn Ngành ước đạt 94.994 tỷ đồng (ước đạt 104,3706% so với kế hoạch năm), cụ thể tổng nộp NSNN lĩnh vực báo chí ước đạt: 973 tỷ đồng; Tổng nộp NSNN lĩnh vực xuất bản ước đạt: 734 tỷ đồng; Tổng nộp NSNN lĩnh vực bưu chính ước đạt 393 tỷ đồng; Tổng nộp NSNN lĩnh vực viễn thông ước đạt 23.531 tỷ đồng; Tổng nộp NSNN lĩnh vực CNTT ước đạt 20.000 tỷ đồng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Sáu tháng đầu năm, Ngành Thông tin và Truyền thông tăng trưởng 9,34%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO