Chuyển động ICT

Sinh viên ĐHQG Hà Nội đạt giải Ba cuộc thi thiết kế vi mạch bán dẫn Đông Nam Á

NM 09:09 26/09/2023

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội tham dự và đoạt Giải Ba cuộc thi Thiết kế vi mạch bán dẫn khu vực Đông Nam Á (SEACAS Chipathon 2023).

Thông tin từ ĐHQG Hà Nội cho biết, tại cuộc thi Thiết kế vi mạch bán dẫn Khu vực Đông Nam Á (SEACAS Chipathon 2023) diễn ra trong hai ngày 18 và 19/9/2023 tại TP. Manila, Philippines, nhóm sinh viên ĐHQG Hà Nội đã xuất sắc đoạt Giải Ba.

thiet-ke-vi-mach-dna-5.jpeg
Nhóm sinh viên ĐHQG Hà Nội tham dự, đoạt Giải Ba cuộc thi Thiết kế vi mạch bán dẫn SEACAS Chipathon 2023.

Chipathon 2023 là cuộc thi thiết kế chip bán dẫn do Hiệp hội IEEE Circuits and Systems (CAS) tổ chức, Đại học Quốc gia Philippines (UP Diliman) đăng cai. Năm nay, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của các đội sinh viên đến từ Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.

Cuộc thi thiết kế chip bán dẫn Chipathon 2023 yêu cầu các đội tuyển phải đề xuất kiến trúc, thực thi tối ưu thiết kế phần cứng cho các thuật toán có sẵn để tạo ra thành phẩm cuối cùng là bản thiết kế hoàn chỉnh cho vi mạch tích hợp, sẵn sàng để sản xuất thử nghiệm bằng các công cụ thiết kế tự động (EDA) mã nguồn mở.

Toàn bộ quá trình từ lên ý tưởng thiết kế, thực thi và tối ưu được các đội thực hiện trong tối đa 24 giờ. Các sản phẩm sẽ được một hội đồng gồm các giáo sư, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thiết kế vi mạch đánh giá dựa trên tính sáng tạo, tính mới của các phương pháp thực thi, cũng như các kết quả đạt được như diện tích, công suất tiêu thụ và tốc độ xử lý tính toán của hệ thống.

Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQG Hà Nội đã tuyển chọn nhóm sinh viên tham gia đổi tuyển dựa trên cơ sở kết quả học tập, kiến thức đã được trang bị về lập trình, thiết kế chip, tổ chức đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

thiet-ke-vi-mach-dna-4.jpeg

Đại diện đội Việt Nam tham dự cuộc thi do Nguyễn Thế Anh, sinh viên ĐHQG Hà Nội làm trưởng nhóm. Các thành viên khác bao gồm Phạm Minh Hải, sinh viên Trường Đại học Công nghệ và Hoàng Tuấn Hưng, học sinh lớp 12 chuyên Tin học tại Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.

Nhóm sinh viên Việt Nam đã đề xuất, thực thi, và kiểm thử thiết kế vi mạch bán dẫn tích hợp sử dụng thuật toán biến đổi nhanh chuỗi Fourier (FFT) hiệu năng cao cho các sản phẩm ứng dụng IoT. Bản thiết kế hoàn chỉnh của hệ thống (GDS-II) với các đặc trưng hiệu năng cao của nhóm đã vượt qua một số nhóm sinh viên tới từ Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản và Indonesia để xuất sắc giành Giải Ba của cuộc thi Chipathon.

thiet-ke-vi-mach-dna-2.jpeg

Trao đổi với PV Tạp chí TT&TT, nhóm sinh viên của đội tuyển Việt Nam cho biết: “Thời điểm mới bắt đầu, chúng em rất lo lắng vì bản thân chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn. Tuy nhiên, sau tham gia đào tạo tại Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQG Hà Nội, chúng em đã hiểu rõ hơn về quy trình thiết kế vi mạch và làm chủ quy trình thiết kế vi mạch bán dẫn, từ khâu thiết kế, mô phỏng, thực thi thiết kế đến xuất ra bản thiết kế ở dạng GDS-II sẵn sàng cho chế tạo. Tham dự cuộc thi là một trải nghiệm rất tốt cho chúng em. Chúng em đã học hỏi được rất nhiều từ cuộc thi, từ các nhóm sinh viên đến từ các nước”.

Hiệp hội IEEE Circuits and Systems (CAS) là một hiệp hội nghề nghiệp quốc tế về Mạch tích hợp và Hệ thống, tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các kỹ sư và các nhà nghiên cứu về thiết kế vi mạch, thiết kế mạch và hệ thống điện tử, máy tính. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành thiết kế vi mạch tại các quốc gia trong khối ASEAN, hằng năm IEEE CAS tổ chức các cuộc thi thiết kế vi mạch tích hợp dành cho sinh viên tới các các nước trong khu vực Đông Nam Á./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đưa dịch vụ công trực tuyến đến với người dân vùng sâu, vùng xa
    Chính phủ số lấy người dân làm trung tâm, để không ai bị bỏ lại phía sau, các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) cần được mọi đối tượng người dân tiếp cận, sử dụng, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, những nhóm người yếu thế. Kinh nghiệm triển khai DVCTT của tỉnh Hà Giang là một thực tiễn tốt.
  • Thiết kế các dịch vụ số tốt hơn cho người dân
    Bài viết này của Amazon Web Services (AWS) tập trung vào việc hướng dẫn các tổ chức thuộc khu vực công thực hiện thành công những quy trình chuyển đổi số (CĐS) dựa trên những phát hiện chính từ Viện AWS. Bài viết cũng giải thích cách các tổ chức có thể vượt qua những rào cản truyền thống và thiết kế các dịch vụ số phục vụ nhu cầu của người dân một cách hiệu quả hơn.
  • Dell Latitude 7340 và 7440: dòng laptop cao cấp "cân" mọi hiệu suất công việc
    Với thiết kế nhỏ gọn cùng cấu hình mạnh mẽ và độ bền cao, Dell Latitude 7340 và 7440 là sự lựa chọn dành cho những người muốn sở hữu chiếc laptop đáp ứng mọi nhu cầu công việc văn phòng.
  • Báo Sài Gòn Giải Phóng thực hiện số hóa để mở rộng công chúng, tạo thêm nguồn thu mới
    Báo Sài Gòn Giải Phóng xác định chuyển đổi số (CĐS) là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự vận hành quy trình tác nghiệp, xuất bản và kinh tế báo chí theo hướng đồng bộ, thống nhất. Từ đó, tạo điều kiện để báo tham gia vào hệ sinh thái truyền thông số, mở rộng đối tượng công chúng và tạo thêm nguồn thu mới.
  • 3 thách thức về ATTT đối với doanh nghiệp Việt Nam
    Trước những rủi ro an toàn thông tin (ATTT) đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) cần phòng thủ chủ động, giám sát liên tục 24/7 và định kỳ rà soát hệ thống cũng như xây dựng chiến lược phòng thủ theo chiều sâu.
Đừng bỏ lỡ
Sinh viên ĐHQG Hà Nội đạt giải Ba cuộc thi thiết kế vi mạch bán dẫn Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO