Tại sao 2020 là năm cho các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam

Hoàng Linh| 06/01/2020 14:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Các luồng đầu tư cho trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ tài chính (Fintech) bắt đầu bùng nổ ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, lĩnh vực CNTT đang phát triển và chưa có dấu hiệu chậm lại, tiếp tục tạo ra doanh thu lớn cho các công ty trong và ngoài nước.

Đặc biệt, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đã phát triển một hệ sinh thái CNTT mạnh mẽ và chứng kiến sự phát triển của các công ty khởi nghiệp (start-up). Trong khi đó, cũng phải kể đến dòng vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng lớn.

Ứng dụng AI vào các sản phẩm marketing, dịch vụ và sản xuất công nghiệp của công ty Cổ phần Chainos (Ảnh minh họa: Mạnh Vỹ)

Mới đây, tỉnh Bình Dương vừa  cấp phép cho Dự án cung cấp dịch vụ Internet của Tập đoàn NTT, Nhật Bản với số vốn đăng ký là 171 triệu USD.

Tất cả những điều này cho thấy lĩnh vực CNTT ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng và hứa hẹn.

Theo báo cáo kinh tế điện tử Đông Nam Á (e-Conomy Southeast Asia) năm 2019, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Internet Việt Nam là 40%, là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này cùng với Indonesia.

Có thể nói rằng, công nghiệp CNTT của Việt Nam đã chín muồi với các cơ hội. Tuy nhiên, một câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư và doanh nhân cũng sẽ đặt ra là những nhánh lĩnh vực nào có tiềm năng cao nhất để mang lại lợi nhuận lớn.

Theo những dữ liệu mới nhất, có thể nhận định bốn lĩnh vực CNTT sinh lợi nhất tại Việt Nam trong năm nay và thời gian tới.

Thương mại điện tử

Nghiên cứu về triển vọng thị trường kỹ thuật số (Digital Market Outlook) của Statista, cho biết gần 50 triệu người dùng Internet tại Việt Nam đã mua hàng tiêu dùng trực tuyến vào năm 2018. Mặc dù dữ liệu này là từ một năm trước, các số liệu thống kê gần đây cũng cho thấy xu hướng chuyển mạnh sang thương mại điện tử (TMĐT).

Đáng ngạc nhiên, mua hàng du lịch thống trị lĩnh vực này với du lịch điện tử trị giá 3,5 tỷ USD. Trong số hàng tiêu dùng, hàng điện tử và thời trang được mua nhiều nhất sau thực phẩm và đồ nội thất.

Các khách hàng tại Việt Nam thích các nền tảng phổ biến ở Đông Nam Á như Shopee và Lazada cho hầu hết các hoạt động mua sắm trên Internet của họ, trong khi các công ty trong nước như Sendo và Tiki cũng duy trì thị phần đáng kể trên thị trường.

Khoảng 70% doanh số TMĐT của Việt Nam là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, kết nối Internet ở nông thôn đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây và điều này đã tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho các nền tảng TMĐT nhắm mục tiêu vào khu vực đông dân nhất của Việt Nam.

Với tiềm năng to lớn như vậy, một ngành công nghiệp phụ trợ cho TMĐT đã xuất hiện ở Việt Nam.

Các nhà tiếp thị liên kết đang đóng vai trò là cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà bán lẻ trực tuyến. Và chính các công ty này đang hợp tác với những công ty có ảnh hưởng trực tuyến khác nhau để tiếp thị phiếu giảm giá nhằm hướng nhiều khách hàng tới thương hiệu của họ hơn.

Đồng thời, các nền tảng TMĐT nhắm mục tiêu vào các ngóc ngách khác nhau đang xuất hiện trên toàn quốc.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Mặc dù Việt Nam không phải là trung tâm của AI ở Đông Nam Á, tiềm năng phát triển công nghệ này là Việt Nam là rất lớn. Các ứng dụng của AI như Internet vạn vật (IoT) và học máy (Machine Learning) ở các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, sản xuất, TMĐT và nông nghiệp có thể gặt hái những kết quả lớn cho tất cả các bên liên quan.

Công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM ứng dụng AI vào hầu hết các sản phẩm của mình (Ảnh minh họa: Mạnh Vỹ)

Ngay cả khi thiếu cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu và các nguồn lực lớn, các công ty vẫn đang triển khai các dự án AI.

Viettel ứng dụng AI trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của tội phạm mạng và hỗ trợ hoạt động bằng giải pháp bảo mật CNTT của họ. Và có nhiều công ty như vậy trong ngành CNTT Việt Nam cũng đang ứng dụng AI.

Tương tự như vậy, các công ty công nghệ quốc tế tạo ra các công nghệ AI cũng đang khám phá Việt Nam nhưng do thiếu nguồn nhân lực trình độ cao, nên tiến trình này đã khá chậm.

Tuy nhiên, năm 2020 sẽ là một năm của tự động hóa, dự kiến các dự án liên quan đến AI sẽ có được chỗ đứng quan trọng ở quốc gia Đông Nam Á này.

Công nghệ tài chính (Fintech)

Fintech vẫn là một trụ cột của toàn bộ nền kinh tế số Việt Nam. Với những nỗ lực hiện tại để thúc đẩy tăng trưởng, lĩnh vực này dự kiến sẽ đạt doanh thu 7,8 tỷ USD trong năm tới.

Tầng lớp trung lưu mới nổi của Việt Nam cùng với giá cước truy cập Internet phải chăng đã tạo ra một môi trường cho fintech phát triển mạnh. Khoảng 120 công ty hiện đang cung cấp các dịch vụ như thanh toán số, bảo hiểm và quản lý rủi ro.

Fintech của Việt Nam đã gây sự chú ý trên toàn thế giới với các công ty khởi nghiệp như Momo lọt top các công ty fintech hàng đầu và Money Lover xếp hạng đầu tiên trong các ứng dụng quản lý tài chính.

Trong tương lai, blockchain và tiền điện tử sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Các công ty như Kyber Network và TomoChain đã dẫn đầu trong việc làm cho giao dịch tiền điện tử trở nên dễ dàng hơn.

Khi thế giới nói chung xuất hiện với tiền điện tử, blockchain sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái fintech Việt Nam.

Phần mềm dạng dịch vụ (SaaS)

SaaS (Software-as-a-Service) - một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất - được định nghĩa là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm; trong đó nhà cung cấp không bán sản phẩm phần mềm mà bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó. Nói đơn giản hơn, nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm chạy trên nền web, và khách hàng có thể truy cập từ xa thông qua Internet sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ (hàng tháng, quý, năm). SaaS đóng một vai trò quan trọng trên thị trường dịch vụ đám mây Việt Nam, dự kiến sẽ đạt 291 triệu USD.

Công ty SaaS KiotViet gần đây đã huy động được nguồn vốn từ vòng gọi vốn Series A trị giá 6 triệu USD. Năm 2018, một startup có tên Base đã gọi được 1,3 triệu USD trong vòng gọi vốn trước Series A để mở rộng khu vực của công ty. Điều khá rõ ràng rằng các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng trong phân ngành này.

Đám mây là một lựa chọn tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ không có tài nguyên để cài đặt phần cứng và phần mềm tiên tiến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn cũng đã chú trọng công nghệ này.

Với sự bùng nổ thương mại gần đây ở Việt Nam, có một nhu cầu lưu trữ dữ liệu trong nước ngày càng tăng và điều này đã tạo ra một thị trường lớn về B2B dựa trên SaaS.

Nền kinh tế mở rộng của Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa trong lĩnh vực SaaS, tạo không gian cho nhiều công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ cung cấp giải pháp phần mềm của bên thứ ba.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tại sao 2020 là năm cho các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO