Thách thức của quản trị số trong chính phủ điện tử

Tuấn Trần| 14/11/2022 12:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Thái Lan là nước sớm sử dụng Internet cho các dịch vụ của chính phủ, tạo ra một hệ thống chính phủ điện tử (CPĐT) ngay từ năm 1997.

Nhưng bất ổn chính trị vào năm 2006 đã khiến Vương quốc này bị tụt lại phía sau. Khi Liên Hợp Quốc xếp hạng các quốc gia theo CPĐT vào năm 2012, Thái Lan đứng thứ 92 trên tổng số 193.

Thách thức của quản trị số trong hệ thống chính phủ điện tử - Ảnh 1.

Thái Lan là nước sớm sử dụng Internet cho các dịch vụ của chính phủ, tạo ra một hệ thống CPĐT ngay từ năm 1997.

Tủ đựng hồ sơ đang trở thành di tích

Và mọi thứ đã được cải thiện sau việc Thái Lan thành lập Cơ quan Phát triển Chính phủ số (Digital Government Development Agency) vào vào năm 2018. Qua đại dịch COVID-19, người ta đã nhận thấy, những cơ quan chính phủ đầu tư vào kỹ thuật số, nền tảng, và quy trình làm việc đã hoạt động tốt hơn những cơ quan không đầu tư. Theo TS. Peerasit Kamnuansilpa, Trưởng khoa Quản trị Địa phương, Đại học (ĐH) Khon Kaen, kết quả chung rất đáng khích lệ. Trong bảng xếp hạng năm 2022, Thái Lan được xếp hạng 55, bằng Malaysia và xếp sau Trung Quốc không nhiều.

Thông qua ứng dụng "Thang Rath", người dân hiện có thể truy cập đầy đủ các dịch vụ của chính phủ. Một "BizPortal" song song, cung cấp điểm truy cập kỹ thuật số một cửa cho doanh nghiệp (DN). Trong khi đó, chính phủ Thái Lan đang giảm việc sử dụng các hoạt động tương tự trong nội bộ. Tủ đựng hồ sơ đang trở thành di tích của quá khứ.

Nhưng đây là vấn đề: quá trình chuyển đổi số (CĐS) ban đầu là tương đối dễ dàng vì các bên cùng có lợi, chính phủ, DN và người dân. Ngoài một số nhân viên đánh máy và bưu tá, mọi người đều được hưởng lợi khi sử dụng Internet để cắt giảm chi phí, tăng tốc độ giao hàng và nâng cao dịch vụ.

Giai đoạn tiếp theo sẽ khó khăn hơn vì nó đặt ra câu hỏi, làm thế nào để chuyển từ dịch vụ của chính phủ sang hoạt động của chính phủ? Thách thức "quản trị số" này có nghĩa là phải quản lý bằng các quy trình số, đồng thời quản lý được các quy trình số ấy.

Quản lý bằng các quy trình số là việc sử dụng các công nghệ số để tăng cường các quy trình quản lý. Ví dụ, chất lượng một cuộc họp có thể được cải thiện thông qua công nghệ thời gian thực, giúp nắm bắt các chủ đề chính xuất hiện từ các cuộc thảo luận tốt hơn và nhanh hơn so với việc dùng người ghi chép theo cách truyền thống; Hoặc đánh giá rủi ro đối với người và hàng hóa qua biên giới có thể nhắm được nhiều mục tiêu hơn bằng cách sử dụng mô hình rủi ro tích hợp nhiều điểm dữ liệu thông qua trí tuệ nhân tạo (AI). 

Trong khi đó, Metaverse (vũ trụ ảo) cung cấp khả năng vẽ lại các khu vực pháp lý chính trị theo một số tiêu chí khác ngoài địa lý, như nghề nghiệp của một người, chẳng hạn như ngư dân hoặc sinh viên ĐH. Điều này có thể cải thiện tần suất và tác động đến sự tham gia của người dân.

Ví dụ, việc quản lý các quy trình số bao gồm các đảm bảo rằng, chính phủ số bảo vệ quyền riêng tư của công dân và cơ sở hạ tầng số được bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng. Một vụ tấn công duy nhất có thể khiến hàng triệu công dân bị tống tiền, trong khi một thiết bị Wi-Fi không an toàn trong phòng hội nghị có thể cung cấp một cổng cho hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Trong khi đó, tin tức bịa đặt trên Internet có thể gây hại cho xã hội trừ khi bị các nguồn đáng tin cậy nhanh chóng vạch trần.

Rủi ro trong quản trị số 

TS. Bruce Gilley là Giáo sư Khoa học Chính trị tại ĐH Portland, Mỹ, cho biết, thách thức quản trị số sẽ có người thắng cũng như người thua, đó là lý do tại sao nó sẽ gây tranh cãi. Ví dụ, đối phó với các mối đe dọa mạng sẽ có nghĩa là nhiều hoạt động mở rộng của chính phủ số bị trì hoãn hoặc thậm chí bị hủy bỏ vì rủi ro, điều này sẽ khiến một số công dân và công ty thất vọng. Trong khi đó, sự chuyển dịch quyền và sự tham gia của công dân sang lĩnh vực số sẽ khiến xã hội phải đánh đổi rõ rệt giữa hiệu quả và công bằng.

Có một rủi ro là quản trị số sẽ gây bất lợi cho những công dân thiếu kỹ năng kỹ thuật và các phong trào chống lại hệ thống kỹ thuật số. Chống lại những tin tức bịa đặt bằng AI có thể dễ dàng, nhưng đôi khi nó lại hạn chế quá mức về quyền tự do ngôn luận. Cuối cùng, công dân của Thái Lan được hướng dẫn về hành vi đạo đức khi tham gia không gian mạng.

Các quốc gia khác cũng đang phải vật lộn với việc chuyển đổi từ các dịch vụ của chính phủ số sang các quy trình quản lý số. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi này, vào ngày 18 - 19/11 sắp tới, ĐH Khon Kaen tại Thái Lan sẽ tổ chức hội nghị Quốc tế về Chính quyền Địa phương (International Conference on Local Government - ICLG) lần thứ 7, nhóm họp các học giả toàn cầu và khu vực tại Phuket để chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp cho những thách thức trong quản trị số. 

Hội nghị năm này có chủ đề chính là "Lãnh đạo quản trị số: Xây dựng các nhóm triển khai công nghệ". "Các tổ chức không thể thay đổi nếu không có các nhà lãnh đạo cam kết ở cấp cao nhất và việc tìm kiếm các nhà lãnh đạo quản trị số rất khó khăn vì sự chống lại thay đổi và sự thiếu hụt công chức hiểu biết về công nghệ", TS. Peerasit Kamnuansilpa cho biết.

Được biết, tại hội nghị này, Andrew Greenway, người dẫn đầu quá trình CĐS của chính phủ Anh, sẽ có bài phát biểu quan trọng về "Xây dựng đội ngũ triển khai công nghệ". Brady Deaton, Thủ hiến danh dự của ĐH Missouri và là cựu cố vấn của chính phủ Hoa Kỳ về nông nghiệp và an ninh lương thực, sẽ phát biểu về "Giáo dục ĐH trong kỷ nguyên số". Những người khác sẽ đưa ra ý tưởng về cách các cơ quan chính quyền địa phương truyền thống có thể áp dụng quản trị số và quan hệ trung ương - địa phương sẽ cần thay đổi như thế nào trong kỷ nguyên số. Việc quản lý các quy trình số sẽ được thảo luận trong các phiên họp về các rào cản kiến thức trong chính phủ và về tương lai của người cao tuổi.

Chúng ta sẽ quản lý thành công quá trình chuyển đổi sang quản trị số nếu tiến hành công việc này ngay bây giờ để đảm bảo nó đang đi đúng hướng. Chuyển từ ứng dụng giấy sang biểu mẫu điện tử thật dễ dàng, nhưng đảm bảo rằng quản trị số tiếp tục phục vụ lợi ích của người dân lại là một thách thức lớn hơn.

Tài liệu tham khảo:

[1]. www.colaconferences.com/en/conference/r/ICLG2022

[2]. www.bangkokpost.com/opinion/opinion/2435952/the-challenge-of-digital-governance

[3]. https://publicadministration.un.org/egovkb/en-us/data-center

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Thách thức của quản trị số trong chính phủ điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO