Thái Nguyên tích hợp giải pháp ký số từ xa vào cổng dịch vụ công

Hoàng Linh| 12/07/2022 16:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Một số công ty cung cấp dịch vụ chứng thực số (CA) sẽ tham gia triển khai cung cấp giải pháp ký số từ xa trong lĩnh vực dịch vụ công (DVC) cho người dân tỉnh Thái Nguyên.

Chiều ngày 11/7/2022, Sở TT&TT Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia (NEAC) - Bộ TT&TT, Câu lạc bộ (CLB) chữ ký số (CKS) và giao dịch điện tử Việt Nam và một số CA khai trương "Tích hợp giải pháp ký số từ xa vào cổng DVC tỉnh Thái Nguyên".

Thái Nguyên tích hợp giải pháp ký số từ xa vào cổng dịch vụ công  - Ảnh 1.

Lễ ký kết hợp tác triển khai giải pháp ký số từ xa vào cổng DVC tỉnh Thái Nguyên

Ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên cho biết: "Việc tích hợp giải pháp ký số từ xa vào Cổng DVC Thái Nguyên sẽ giúp đơn giản hóa việc người dân sử dụng CKS, đồng thời vẫn đảm bảo tính toàn vẹn, tính xác thực và tính chống chối bỏ của dữ liệu khi được ký số. Sau khi Cổng DVC tỉnh Thái Nguyên tích hợp CKS cá nhân, người dân trên địa bàn tỉnh có thể dễ dàng đăng ký, sử dụng CKS trên di động để thực hiện các thủ tục hành chính, khi đó người dân Thái Nguyên sẽ thuận tiện hơn trong việc đăng ký, sử dụng CKS để thực hiện các thủ tục hành chính".

Để thúc đẩy CĐS, Thái Nguyên tiên phong đi đầu triển khai thí điểm thành công trong việc tích hợp dịch vụ Chứng thực CKS theo mô hình ký số từ xa vào Cổng DVC trực tuyến của tỉnh.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm NEAC cho hay, đến nay có 1,5 triệu CKS đang được các cơ quan, tổ chức sử dụng và khoảng 350.000 CKS cá nhân. Nhưng hoạt động trực tuyến dùng CKS mới giới hạn chủ yếu ở 4 hoạt động gồm hóa đơn điện tử, khai thuế điện tử, hải quan điện tử và bảo hiểm xã hội BHXH.

Đối với DVCtrực tuyến, việc sử dụng CKSbước đầu được triển khai nhưng còn gặp khó khăn do người dân dùng dịch vụ CKScủa nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau"Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên giải quyết bài toán này, áp dụng theo một chuẩn thống nhất, nhờ đó tất cả nhà cung cấp dịch vụ CKS đều có thể kết nối qua Cổng DVC của tỉnh".

MISA tích cực hỗ trợ triển khai dịch vụ ký số từ xa

Theo biên bản ghi nhớ giữa Sở TT&TT Thái Nguyên với MISA, MISAsẽ triển khai giải pháp ký số từ xa cho người dân tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, MISA cam kết hỗ trợ các cá nhân là công dân của tỉnh Thái Nguyên dùng thử miễn phí dịch vụ ký số từ xa MISA eSign trong vòng 06 tháng, áp dụng cho các đối tượng đăng ký mới trong thời gian từ 01/07/2022 đến 31/12/2022.

Ký số từ xa (remote signing) là giải pháp ký số mới, đáp ứng mức độ thuận tiện, tuân thủ và đảm bảo cao nhất trên thiết bị di động cho xác thực người ký. Với ký số từ xa, người sử dụng không cần USB Token như ký số truyền thống, mà có thể sử dụng smartphone, máy tính bảng để thực hiện ký số mọi lúc, mọi nơi với chi phí hợp lý, đảm bảo tính xác thực, an toàn và minh bạch khi người dân tham gia vào các dịch vụ số.

Vào tháng 10/2021, MISA là một trong những đơn vị đầu tiên được Bộ TT&TT chính thức trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực CKScông cộng theo mô hình ký số từ xa. CKS từ xa MISA eSign có tính bảo mật tuyệt đối thông qua cơ chế xác thực 02 yếu tố (two-factor authentication) và định danh thiết bị trên điện thoại.

MISA cũng là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ CKStừ xa đạt tiêu chuẩn eIDAS của châu Âu về "Định danh, xác thực điện tử và dịch vụ tin cậy".

Thái Nguyên tích hợp giải pháp ký số từ xa vào cổng dịch vụ công  - Ảnh 2.

MISA eSign tích hợp với các phần mềm trong hệ sinh thái MISA như MISA AMIS, MISA SME.NET, MISA meInvoice…

MISA eSign cũng tích hợp với các phần mềm khác nằm trong nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS bao gồm: kế toán, hóa đơn điện tử, bảo hiểm xã hội (BHXH), tài liệu và hợp đồng điện tử… hỗ trợ điện tử hóa mọi công việc hành chính, văn thư lưu trữ giấy tờ giúp khách hàng tối ưu năng suất làm việc và tiết kiệm chi phí. Khách hàng hoàn toàn có thể dùng để ký và phát hành hóa đơn điện tử, kê khai thuế, BHXH, hải quan, ký tài liệu, hợp đồng điện tử… chỉ với thiết bị cầm tay như điện thoại di động hay máy tính bảng.

Trong chương trình, đại diện CLB CKSvà giao dịch điện tử Việt Nam công bố kết nạp MISA là thành viên mới trong CLB. Trong quá trình xây dựng các hành lang pháp lý để triển khai dịch vụ ký số từ xa, CLB CKSvà Giao dịch điện tử Việt Nam - Tổ chức chuyên môn tập hơn các đơn vị cung cấp dịch vụ CKS công cộng tại Việt Nam, đã có nhiều đóng góp từ những ngày đầu tiên xây dựng. Hiện nay, CLB đang là cánh tay nối dài giúp triển khai dịch vụ ký số từ xa đến người dân trên cả nước./.

Bài liên quan
  • Đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến
    Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin về cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến là tiền đề quan trọng để phát triển Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Mục tiêu quan trọng nhất là đến năm 2030 có 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thái Nguyên tích hợp giải pháp ký số từ xa vào cổng dịch vụ công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO